
Nghệ thuật sống
Nơi cùng nhau học hỏi những kinh nghiệm sống cho tôi, cho bạn và cho mọi người.
Monday, March 31, 2014
CHÂN THÀNH LÀ SỰ KHÔN NGOAN CAO CẤP

Thursday, March 27, 2014
TẤT CẢ MỌI THỨ CỦA BẠN ĐỀU VẪN CÒN.....!!!

Ly cà phê buôi sáng

Sống trọn vẹn mỗi ngày
"Cuộc sống ngắn hơn chúng ta tưởng rất nhiều”
câu nói này phổ biến đến mức trở nên quá nhàm chán. Tại sao chúng ta không bước chậm lại và sống trọn vẹn hơn mỗi ngày thay vì guồng chân theo bước chạy của người khác?
“Sống trọn vẹn” không phải là một khái niệm gì quá khó hiểu, đa số chúng ta đều biết làm thế nào để có một cuộc sống trọn vẹn nhưng thực hiện nó thì chẳng dễ dàng gì. Đấy chính là lý do nhiều người cảm thấy tiếc nuối khi từ rã cõi đời.
Những-người-tiếc-nuối-vì-sống-không-trọn-vẹn, họ dành phần lớn thời gian để hoàn thành những mục tiêu không phải do chính mình đặt ra hoặc nói cách khác là những mục tiêu họ đặt ra dưới góc nhìn của những người khác.
Nhiều người nói “tôi không có thời gian”. Chúng ta không có nhiều thời gian nhưng luôn có đủ thời gian để suy nghĩ nên làm gì tiếp theo. Hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn, hãy dành thời gian cho việc đó. Bởi vì sau tất cả, cuộc sống có trọn vẹn hay không là do mỗi cá nhân tự cảm nhận mà thôi.
Khi ta khao khát điều gì đó hãy cố gắng dồn hết sức để thực hiện. Khi đã xác định rõ mục tiêu, hãy tiến lên, hãy dấn thân. Thỏa mãn cái tôi cũng là trọn vẹn, sống vì người khác cũng là trọn vẹn. Tất cả đều phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người.
We all live with our choice and sometimes die for it.
Thắng hay thua, được hay mất, thành công hay thất bại, dẫu sao cũng chỉ là một kết quả. Cái chúng ta có được chính là những bài học, những trải nghiệm để từ đó chúng ta hoàn thiện mình.
Trong Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã có một bài thơ được lược dịch như thế này:
Tôi không muốn sống mãi ở bình nguyên cuộc đời
Dẫu rằng bình nguyên rất bằng phẳng và không hiểm nguy
Nhưng lại không có niềm kích động khi trèo lên núi cao.
Tôi không muốn dật dờ mãi trong vũng nước tù của cuộc sống
Dẫu rằng nước tù rất bình lặng lại chẳng có đá ngầm
Những thiếu đi niềm hăng say lúc chinh phục biển khơi.
Ngày ngày, giờ giờ
Tôi mãi luôn trốn chạy
Trốn chạy tình yêu bình thường lặng lẽ
Trốn chạy hạnh phúc giả tạo lặp đi lặp lại
Trốn chạy vòng tay ấm áp đầy cạm bẫy
Trốn chạy những ánh mắt thương hại hiểm trá khôn lường
Để trốn chạy, tôi khát vọng và theo đuổi
Khát vọng vượt qua dãy núi cao trong thẳm tâm hồn
Đi xem phong thái của người bên kia rặng núi
Để trốn chạy, tôi khát vọng và theo đuổi
Theo đuổi giấc mơ vượt qua hải dương mộng tưởng
Để xem những cánh buồm mây dập dờn bờ bên kia
Để thực hiện lời thề của bản năng
Để đời tôi từ đây trở nên chân thực
Tôi thực sự cảm nhận được đớn đau
Vì ngọn lửa thần thánh nơi xa xăm đang đốt cháy
Tôi thực sự cảm thấy hụt hẫng
Vì những gì trước mắt không như trong tưởng tượng
Những tôi không muốn ngoảnh đầu
Bởi vì tôi đã được nếm trải
Niềm vui của con sói liếm lên vết thương rỉ máu của mình.
Suu tam

Wednesday, March 26, 2014
Thương và hiểu
Thương và hiểu - source from Cỏ Dại
Hãy cố gắng sống tử tế với mình thì không cần nói lời xin lỗi ai. Vì khi đã phạm lỗi với người thì cũng giống như đang sát hại mình.
Trời Sài Gòn sáng nay mát mẻ, gần như sắp có cơn mưa. Ngã tư nơi này xe dường như cũng chậm lại. Chả bù với mấy ngày trước cứ ồ ập vội vã. Ở góc phố ồn ào có bao nhiêu là thứ đáng để nhớ. Niềm yêu thương, nỗi bất hạnh và những hân hoan đặt không đúng chỗ cứ lẫn vào nhau tạo thành tạp âm chán ngắt. Yêu và cho đôi khi không dễ chút nào!
Biết rót sao cho vừa khi lòng đã đầy kín âm mưu và đoạt lợi. Hữu ý hay vô tình thì đâu có nghĩa gì khi người ta không có cảm giác đón nhận. Một khi, tâm hồn chật hẹp thì làm sao còn chỗ cho những nụ hoa yêu thương nảy nở. Nghĩ mà tiếc.
Thường thì, khi mỏi mệt trên dòng đời bỗng thấy bóng tán cây to người ta rất thích rúc vào để hưởng mát. Trầm ngâm..., rồi ước ao giá chi mình cũng được có vài cây như thế. Mà, quên mất rằng trước khi muốn thụ hưởng người ta phải vất vả ươm trồng từ những chồi xanh yếu ớt. Phải chịu bao nhiêu gió sương, qua bao nhiêu mưa nắng, cây mới có thể cho bóng mát như ngày hôm nay. Muốn thành công, không tự nhiên mà có.
hoa.
Ở đời, chẳng ai muốn mình thấp. Người ta sẽ cố leo cho bằng được nấc thang tham vọng, thích đốt cháy giai đoạn và cảm thấy tủi hổ khi so ra mình chẳng bằng ai. Cũng tốt, nếu điều đó tạo thêm động lực phấn đấu. Nhưng... thường thì người ta rất dễ bị cảm xúc tiêu cực dẫn dắt. Lòng đố kỵ đã giết chết niềm an lạc, nó xâu xé và khiến họ phải thực hiện cho bằng được cái mình muốn. Tất nhiên, có anh hùng thì cũng lắm tiểu nhân. Muốn là ai cũng được, chỉ cần giữ chặt "luật nhân quả" rồi lên đường.
Có những thứ không cầm nắm được nhưng hết sức quan trọng. Lỡ một bước, hằng hà sa số tội. Trong những tình huống như thế, những ai mỏng duyên thì thật là đáng thương. Có khi vì không biết nên mới sinh tâm xằng bậy. Có điều, những thứ mình gây ra dù thế nào, phải tự mà chịu. Người ta vì quá thương nhau vẫn có thể nhường cơm xẻ áo, chứ không thể chia nghiệp. Phật dạy, gieo tâm lành ắt có quả lành. Rõ là vậy!
Hãy cố gắng sống tử tế với mình thì không cần nói lời xin lỗi ai hết. Vì khi đã phạm lỗi với người thì cũng giống như đang sát hại mình. Hãy tự xin lỗi bản thân vì nếu không có điều xấu xa mình gây ra thì đã biết sống lương thiện. Đừng tự đào cái hố chôn bớt nhân tính tốt đẹp mà khi sinh ra cha mẹ luôn cầu mong ta được đúng như thế. Đừng đánh đổi những điều nhỏ bé ở hiện tại mà hậu quả có khi nó trút lên những người thân yêu bên cạnh ta.Họ sẽ đau lòng biết bao khi thấy ta rẽ sai hướng.
Lúc này, lòng trào dâng niềm thương hơn là oán! Xét mình đã hoan hỷ thứ tha. Mong người ta đằng kia sống an vui, hạnh phúc và giữ khu vườn công đức luôn tươi nguyên. Ráng nhớ, nếu còn kiếp nữa, biết có vui như bây giờ?
Dạy con lòng nhân ái

Thông điệp không lời
Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói chân tình và ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ.
Tác giả Steve Goodier
(Haley dịch)
Họa sĩ tài ba Vincent Van Gogh không phải lúc nào cũng cầm cọ. Ông từng đến làm việc tại một mỏ than ở Borinage, Bỉ. Ở đó mọi người rất quý trọng ông vì sự hiểu biết và vốn sống của ông. Những khi rảnh rỗi, ông thường được mọi người mời nói chuyện về cuộc sống. Ông nhận ra có một số người thường phản ứng khi nghe ông nói chuyện. Ông hiểu vì cuộc sống họ quá khổ sở đến nỗi khó tin được vào lời nói của người khác.
Hằng ngày nhìn những người thợ mỏ phải làm việc trong các điều kiện cơ cực triền miên mà chỉ nhận được đồng lương chết đói, gia đình họ luôn phải chạy ăn từng bữa, ông chợt thấy xót xa khi so sánh với cuộc sống tương đối sung túc của mình.
Vào một buổi tối cuối năm lạnh lẽo, trong đoàn người thợ mỏ đang mệt mỏi lê từng bước chân về nhà, ông thấy một ông lão chân bước xiêu vẹo băng ngang qua cánh đồng, giấu chặt người sau miếng vải bố để tìm chút hơi ấm. Van Gogh đã lấy quần áo của mình đem cho ông lão và chỉ giữ lại một bộ duy nhất. Ông quyết định sống với khẩu phần lương thực ít ỏi và phân phát tiền lương của mình cho những thợ mỏ khốn khổ ấy.
Có lần, mấy đứa trẻ của một gia đình nọ bị sốt thương hàn, tuy bản thân cũng đang sốt, Van Gogh vẫn nhường giường của mình để bọn trẻ có chỗ nằm.
Một gia đình giàu có trong vùng gợi ý dành riêng cho ông một căn phòng trống để trọ, nhưng Van Gogh từ chối lời đề nghị này. Ông nói nếu có thiện chí, gia đình đó nên giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Những người trước đây thường phản ứng với ông giờ đã hiểu và rất kính trọng ông. Ông ý thức rất rõ rằng giữa lời nói và hành động có một sự cách biệt khá lớn. Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói chân tình và ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ. Ông nhận ra dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ nên dùng lời nói khi thật cần thiết.
Subscribe to:
Posts (Atom)