Thursday, January 12, 2012

34 câu nói của người 90 tuổi đã trải đời - 34 deep-thinking sentences of 90-year-old person

1. Life isn't fair, but it's still good.
(Cuộc đời tuy bất công nhưng vẫn còn tốt chán.)
2. When in doubt, just take the next small step.
(Khi nghi ngại, hãy từ từ mà tiến.)
3. Life is too short. Don't waste time hating anyone.
(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thì giờ ghét bỏ ai làm gì.)
4. Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch.
(Chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh khi đau ốm. Nhớ gần gũi.)
5. Pay off your credit cards every month.
(Hãy trả hết nợ thẻ tín dụng mỗi tháng.)
6. You don't need to win every argument. Agree to disagree.
(Không cần thắng trong mọi cuộc tranh luận. Hãy chấp nhận bất đồng.)
7. Crying is good, but it's more healing crying with friends.
(Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.)
8. Release your children when they become adults, its their life now.
(Hãy buông con cái ra khi chúng trưởng thành. Bây giờ chúng có cuộc sống riêng.)
9. Save for retirement starting with your first pay cheque.
(Để dành cho tuổi về hưu ngay với số tiền lương đầu tiên.)
10. When it comes to chocolate, resistance is futile.
(Để ý sự cám dỗ)
11. Make peace with your past so it won't screw up the present.
(Hãy để yên quá khứ để hiện tại không bị xáo trộn.)
12. It's OK to let your children see you cry.
(Con cháu thấy mình khóc đâu có sao)
13. Don't compare your life to others. They have different journeys.
(Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác)
14. Never be in a secret relationship.
(Đừng bao giờ dính vào một mối quan hệ bí mật)
15. Everything can change in the blink of an eye.
(Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt)
16. Take a deep breath. It calms the mind.
(Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định)
17. Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.
(Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã)
18. What doesn't kill you really makes you stronger.
(Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn)
19. It's never too late to have a happy childhood.
(Sống lại như trẻ con lần nữa cũng không phải là trễ quá)
20. For whatever you love in life, don't take no for an answer.
(Những gì yêu quí trên đời, ta đều phải ráng đạt cho được)
21. Today is special. Enjoy it.
(Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó)
22. Your belief of your being right doesn't count. Keep an open mind.
(Đừng tin rằng mình luôn luôn đúng. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉)
23. No one is in charge of your happiness but you.
(Hạnh phúc của mỗi người là chuyện riêng của người đó)
24. Forgive everyone everything.
(Hãy tha thứ tất cả cho mọi người)
25. What other people think of you is none of your business.
(Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình)
26. Time heals almost everything. Give time time.
(Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Hãy để cho thời gian có thì giờ)
27. However good or bad a situation is, it will change.
(Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi)
28. Don't take yourself so seriously. No one else does.
(Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai làm như vậy)
29. Believe in miracles.
(Hãy tin vào phép lạ)
30. Your children get only one childhood.
(Con cái chúng ta chỉ có một thời trẻ trung)
31. Envy is a waste of time.
(Ganh tị là phí phạm thì giờ)
32. It's OK to yield.
( Nhường nhịn một chút cũng không sao)
33. Life is a gift."
(Cuộc sống là một món quà)
34. Friends are the family that we choose.
(Bạn bè là gia đình do chúng ta chọn)

From Regina Brett, 90 years old.

Wednesday, January 11, 2012

LOTUS SPIRIT



Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới
Ðẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại
Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống
Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm điều Nhỏ
Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị
Buồn, không phải do Bên Ngoài, mà vì ẩn ở Bên Trong
Đức Đạt Lai Lạt Ma

4 bà vợ

Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, ông tự hào về người vợ thứ ba, ông tìm đến người vợ thứ hai như một người bạn tâm tình nhưng hầu như chẳng bao giờ chú ý đến người vợ thứ nhất...

Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.

Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.

Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.

Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.

Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.

“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

Người vợ thứ ba vốn là niềm tự hào của ta, rồi cũng sẽ bước đi theo người khác, bỏ mặc ta mà thôi

Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.

Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.

Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.

Người vợ thứ hai - người bạn tâm tình thân thiết thủy chung của ta cũng chỉ khóc khi ta chết, đưa ta ra đến mộ rồi quay đầu

Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.
Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.

Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống... là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời

Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.

Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.

Sunday, January 1, 2012

Không hiểu biết thì không thể thương yêu




Vua Pasenadi hỏi Bụt:

- Sa môn Gotama, có người nói rằng ngài chủ trương không nên thương yêu, bởi càng thương nhiều thì càng lo lắng nhiều, càng thương nhiều thì càng sầu khổ nhiều, càng thương nhiều thì càng thất vọng nhiều. Trẫm nghĩ rằng điều đó có thể đúng, nhưng trong lòng trẫm vẫn không yên. Trẫm nghĩ nếu không có thương yêu thì cuộc đời sẽ khô khan và vô vị lắm. Xin ngài giải giùm những nghi nan ấy cho trẫm.

Bụt nhìn vua:

- Đại vương, câu hỏi của ngài rất hay và nhiều người sẽ được khai sáng nhờ câu hỏi này. Tiếng thương yêu có nhiều nghĩa, ta phải xét cho kĩ về bản chất của từng loại thương yêu. Cuộc đời rất cần đến sự thương yêu, nhưng không phải của thứ thương yêu dựa trên căn bản của dục vọng, của đam mê và vướng mắc, của phân biệt và kì thị. Đại vương, có một thứ tình thương mà cuộc đời rất cần đến, đó là lòng từ bi. Từ là maitri, còn bi là karuna.

 
Đại vương, tình thương mà người đời thường nói tới là tình thương giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa những người trong cùng họ hàng thân tộc, cùng giai cấp hoặc cùng quốc gia. Vì tình thương ấy còn dựa vào ý niệm "tôi" và "của tôi" cho nên bản chất của nó còn là vướng mắc và phân biệt. Người ta chỉ muốn thương cha của mình, thương mẹ của mình, thương chồng của mình, thương vợ của mình, thương con của mình, thương cháu của mình, thương họ hàng của mình, thương đất nước của mình, cho nên người ta còn vướng mắc và phân biệt. Vướng mắc cho nên lo lắng về những bất trắc có thể xảy đến dù chúng chưa xảy đến, vướng mắc cho nên phải gánh chịu sầu đau và thất vọng mỗi khi những bất trắc xảy đến. Phân biệt cho nên có thái độ kì thị, hờ hững và ghét bỏ đối với những người mà mình không thương. Vướng mắc và phân biệt đều là những nguyên nhân của khổ đau, khổ đau cho mình và cho người. Đại vương, thứ tình thương mà muôn loài đang khao khát là lòng từ bi. Từ là thứ tình thương có thể đem đến an vui cho kẻ khác, bi là thứ tình thương có thể làm vơi đi những nỗi đau của kẻ khác. Từ bi là thứ tình thương không có điều kiện, không bắt buộc và không đòi hỏi bất cứ một sự đền đáp nào. Trong từ bi, người được thương không phải chỉ là cha ta, mẹ ta, vợ ta, chồng ta, con ta, huyết thống ta, giai cấp ta, quốc gia ta,... Kẻ được thương là tất cả mọi người và mọi loài. Trong từ và bi không có sự phân biệt ta và không ta, của ta và của không của ta. Vì không phân biệt nên cũng không có vướng mắc. Từ và Bi chỉ đem lại niềm vui và làm giảm đi nỗi khổ; Từ và Bi không gây lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Thiếu Từ Bi, cuộc đời sẽ khô khan, khổ đau và buồn chán như đại vương nói. Có từ bi, cuộc đời sẽ có an lạc, hạnh phúc và vui tươi.

(...)

Những điều Bụt dạy trẫm xin lĩnh giáo để về chiêm nghiệm, bởi vì trẫm biết những lời dạy ấy có chiều sâu cần phải khám phá. Bây giờ trẫm xin hỏi ngài một câu hỏi thật đơn giản. Thói thường thì tình thương của người đời bao giờ cũng ẩn chứa những ý niệm phân biệt  và ít nhiều cũng mang tính chất đam mê và vướng mắc. Theo Bụt thì thứ tình thương này có thể gây nên lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Vậy nếu không thương như thế thì ta phải thương làm sao? Ví dụ trẫm đây, trẫm phải thương con cái trẫm như thế nào để tránh được những lo lắng, sầu khổ và thất vọng?

 

- Không ai cấm cản chúng ta thương yêu, nhưng ta phải biết quán sát để thấy được bản chất của tình thương chúng ta. Tình thương theo lẽ thì phải đem lại cho người được thương yêu có an lạc và hạnh phúc. Nhưng nếu chỉ là đam mê, là ích kỉ, là ý chí chiếm hữu thì thình thương này không thực sự là tình thương, tình thương này không làm cho người được thương có an lạc và hạnh phúc. Trái lại nó làm cho kẻ kia thấy tù túng, lệ thuộc, mất hết tự do, mất hết phẩm cách của một người có tự do. Tình thương trong trường hợp này chỉ là một tù ngục. Nếu người được thương không có hạnh phúc, nếu người ấy tìm cách để phục hồi lại tự do cho mình, nói một cách khác, nếu người ấy không chấp nhận cái nhà tù của sự chiếm hữu thì tình thương kia sẽ dần dần biến thành sự ghét bỏ và hận thù.

Đại vương! Trong đạo lí giác ngộ, thương yêu phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu. Vợ chồng không hiểu nhau thì không thể thương nhau; anh em không hiểu nhau thì không thể thương nhau; cha con không hiểu nhau thì không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, mình phải tìm hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồi mình mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là tình thương chân thật. Còn nếu mình chỉ muốn kẻ kia làm theo ý mình và không biết đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy thì đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc thỏa mãn ý nguyện của mình, cho dù đó là ý nguyện muốn cho người kia sung sướng.

 

(...)

 

Vua Pasenadi cảm thấy xúc động về những lời giảng huấn của Bụt nhưng ngài còn thắc mắc rằng, nếu ngài thương bằng tâm từ bi, ngài vẫn cảm thấy đau khổ. Chẳng hạn như ngài thương dân chúng của ngài nhưng mỗi khi thấy họ chịu cảnh lũ lụt thiên tai thì ngài vẫn cảm thấy đau khổ và thất vọng. Và ngay cả Bụt chắc cũng thế, Bụt không thể không đau khổ khi thấy người khác khổ đau vì bệnh hoạn, chết chóc.

- Câu hỏi của đại vương rất hay, nhờ có câu hỏi này mà ngài có thể hiểu sâu thêm về bản chất của từ bi. Trước hết, đại vương nên biết rằng những khổ đau do thứ tình thương có bản chất là đam mê và vướng mắc đem lại thì nặng nề  và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà lòng từ bi làm phát khởi trong lòng ta. Kế đó, đại vương phải phân biệt hai loại khổ đau: Một loại khổ đau hoàn toàn là vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn con người; Một loại khổ đau nuôi dưỡng được lòng từ bi, ý thức trách nhiệm và đưa tới ý chí, hành động diệt khổ. Thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc vì được nuôi dưỡng trong tham đắm và si mê nên chỉ có thể đem lại những phiền não khổ đau làm tàn phá con người, trong khi từ bi chỉ nuôi dưỡng xót thương làm chất liệu cho hành động cứu khổ. Đại vương! Sự xót thương rất cần cho con người. Đó là một niềm đau có ích. Không biết xót thương thì con người không thể là con người, vì vậy những khổ đau do lòng xót thương đem lại là những khổ đau cần thiết và có ích lợi lớn.

Sau nữa, đại vương nên biết từ bi là hoa trái của sự hiểu biết. Tu tập theo đạo tỉnh thức là để chứng ngộ được thực tướng của cuộc sống. Thực tướng ấy là vô thường. Mọi vật đều vô thường, vô ngã, vì vậy không vật nào là không có ngày phải tan rã. Ngay cả thân thể của đại vương rồi cũng có ngày sẽ tàn hoại. Thấy được tự tính vô thường của vạn vật, người tu có cái nhìn điềm đạm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình. Cũng vì vậy niềm xót thương do lòng từ bi nuôi dưỡng không bao giờ có tính cách nặng nề và chua cay của những đau khổ thế tục. Trái lại, niềm xót thương này còn đem đến sức mạnh cho người tu đạo.

(Trích Đường xưa mây trắng - Thích Nhất Hạnh)

Chúng ta cứ tưởng rằng đã hiểu nhau lắm, đã thương nhau lắm. Nhưng thực ra, ta đã hiểu thế nào là một tình thương đúng nghĩa. Những đau khổ, thất vọng, chán nản vẫn đến vì ta chỉ muốn chiếm hữu, muốn thỏa mãn chính mình mà thôi. Ta chưa hề biết yêu thương.