Wednesday, January 12, 2011

Lão câu cá




Trên một bãi biển xinh đẹp, có một ông lão tuổi đã bảy mươi tên là Korifi, mỗi ngày ông đều ngồi trên một phiến đá ngầm cố định để câu cá. Cho dù mưa gió, ông vẫn theo lệ thường đến đây. Cho dù vận may thế nào, câu được nhiều hay ít cá, cứ ngồi đúng hai tiếng đồng hồ là ông ta đứng dậy sắp xếp mọi thứ rồi đi.

Hành động kỳ quái của ông lão khiến cho rất nhiều thanh niên hiếu kỳ tìm đến xem. Có lần, một thanh niên nọ, nhịn không được liền đến bên cạnh ông lão và hỏi: “Vì sao ông gặp vận may như vậy mà lại không ngồi câu ráng cả ngày chứ? Cứ thế này thì chẳng mấy mà đầy ắp rồi quay về là được rồi?”
Ông lão mỉm cười hỏi lại: “Câu nhiều để mà làm gì?”
“Để bán đổi lấy tiền chứ còn gì.” Người thanh niên cảm thấy Korifi ngớ ngẩn đến mức đáng thương.
“Bán lấy tiền để làm gì?” Korifi bình thản hỏi.

“Ông có thể dùng tiền đó để mua một cái lưới, bắt nhiều cá hơn, rồi bán được nhiều hơn.” Cậu thanh niên này nói không ngừng.

“Bán nhiều tiền, rồi làm gì với số tiền đó?”. Korifi vẫn thái độ bình thản nói.

“Mua một con thuyền, ra biển khơi để đánh nhiều cá hơn, kiếm được càng nhiều tiền hơn”. Cậu ta ra vẻ như mình cần phải lập một kế hoạch tương lai cho ông lão Korifi.

“Kiếm được tiền rồi lại làm gì nữa”. Vẫn cái vẻ bình thản ấy, Korifi hỏi.

“Thành lập một đội thuyền, kiếm ngày càng nhiều tiền hơn”. Trong lòng người thanh niên cảm thấy Korifi chất phác đến mức ngốc ngếch.

“Kiếm nhiều tiền rồi lại làm gì?”. Korifi đang chuẩn bị giật cần câu.

“Mở một câu ty viễn dương, chuyên đánh bắt cá, hơn nữa còn vận chuyển ra vào các cảng lớn nhỏ trên thế giới, kiếm ngày càng nhiều tiền hơn”. Cậu thanh niên nói thao thao bất tuyệt.

“Kiếm được ngày càng nhiều tiền rồi làm gì?”. Câu nói của ông mang đầy giọng điệu chế giễu.

Cậu thanh niên bị Korifi kích động, không ngờ rằng mình trở thành người bị chất vấn, tức giận nói: “Đương nhiên là hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp rồi”.

Lão Korifi cười nói: “Mỗi ngày ta câu cá trong vòng hai tiếng đồng hồ, còn thời gian nhàn rỗi ư, ta ngồi ngắm thủy triều lên xuống, thưởng ngoạn cảnh mặt trời lặn, trồng trọt cày cấy, có thể cùng bạn bè và người thân vui vẻ đàm đạo, chu du, đó là ta đã hưởng thụ cuộc sống rồi”. Trong lúc nói, ông chuẩn bị thu dọn đồ đạc, bỏ đi.

Ý nghĩa: “ Giá trị của cuộc sống không thể dùng tiền bạc để đong đếm, ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ bạn kiếm được nhiều hay ít tiền, mà là ở chỗ bạn hưởng thụ cuộc sống như thế nào. Không nên đòi hỏi quá nhiều ở bản thân, mà phải giữ thái độ nhàn nhã, có thể đạt đến cảnh giới mà không phải người bình thường nào cũng có được, đã là vô cùng hạnh phúc rồi.

1 comment:

quangtinh said...

Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Nguyễn bỉnh Khiêm