Wednesday, June 30, 2010

11 bước để sống tốt với mọi người



1. Trước khi bạn nói điều gì đó với ai đó, hãy tự hỏi mình 3 câu:
- Điều đó có đúng đắn không?
- Điều đó có tử tế không?
- Điều đó có cần thiết không?

2. Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời.

3. Đừng để lỡ một cơ hội nào động viên người khác.

4. Không nói xấu người khác, đừng ngồi lê đôi mách và đừng nghe những chuyện ngồi lê đôi mách.

5. Biết tha thứ. Bạn hãy tin rằng hầu hết mọi người đã cố hết sức rồi.

6. Giữ cho đầu óc "mở" và thật tỉnh. Thảo luận và bàn bạc nhưng đừng cãi cọ.

7. Đừng đếm tới 10 mà hãy đếm tới 10.000 trước khi làm gì đó hoặc nói gì đó mà bạn nghĩ có thể làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

8. Không phải kể về những ưu điểm hay tính tốt của bạn, hãy để chúng tự thể hiện.

9. Nếu ai đó phê phán bạn, hãy xem trong đó có gì là đúng, là sự thật không. Nếu có, hãy biết thay đổi cái sai của mình. Nếu không có gì là sự thật, hãy lờ đi và sống sao cho chẳng ai tin vào lời phê phán đó.

10. Nuôi nấng và chăm sóc khả năng hài hước của bạn. Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa những con người.

11. Đừng đòi hỏi phải được an ủi như là mình đã an ủi người khác, đừng đòi hỏi được hiểu như là mình đã hiểu người khác, và đừng đòi hỏi được yêu thương như là mình đã yêu thương người khác.

10 nghịch lý cuộc sống


Bài viết này được tổng hợp và trích từ cuốn sách "10 Nghịch lý cuộc sống" của Kent M. Keth, nói sơ qua về cuốn sách:

Cuốn sách "10 nghịch lý cuộc sống" luôn hướng chúng ta đến sự thành công. Nhưng thành công ở đây không phải là sự giàu sang, quyền lực hay danh vọng mà chính là quá trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Bạn phải chấp nhận là nghịch lý luôn tồn tại trong cuộc sống. Ngay cả khi thế giới quanh bạn không phát triển theo chiều hướng tốt đẹp thì bạn vẫn có thể tìm ý nghĩa cuộc sống và niềm hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Bạn có thể tìm thấy điều đó bằng cách đối diện với những gì đen tối, xấu xa nhất của cuộc sống bằng chính những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình. Bởi vì những nghịch lý đó chỉ là những yếu tố bên ngoài và bạn không kiểm soát được. Ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc thực sự của bạn lại không phụ thuộc vào những yếu tố đó. Chúng phụ thuộc vào đời sống nội tâm của bạn và đây là phần bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Kent M. Keth viết cuốn sách này khi mới 19 tuổi. Và 50 năm qua, cuốn sách này nhận được sự yêu thích của độc giả trên nhiều quốc gia.


"Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy nghịch lý. Để được sống trọn vẹn trong một thế giới với những điều nghịch lý như thế, bạn cần phải nhìn xuyên qua những nghịch lý để cảm nhận được những điều đã tạo nên ý nghĩa cuộc sống của mình. Bạn cũng có thể tìm thấy điều đó khi giúp người khác tìm hiểu và khám phá những nghịch lý thú vị này.” - Kent Keith.



1. Nghịch lý thứ nhất
People are illogical, unreasonable, and self-centered. Love them anyway.
Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ. Dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.

2. Nghịch lý thứ hai
If you do good, people will accuse you of selfish ulterior motives. Do good anyway
Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi Dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.

3. Nghịch lý thứ ba
If you are successful, you will win false friends and true enemies. Succeed anyway
Nếu thành công bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.


4. Nghịch lý thứ tư
The good you do today will be forgotten tomorrow. Do good anyway
Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.


5. Nghịch lý thứ năm
Honesty and frankess make you vulnerable. Be honest and frankness anyway
Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa hãy sống thẳng thắn.

6. Nghịch lý thứ sáu
The biggest men and women with the biggest ideas can be shot down by the smallest men and women with the smallest minds. Think big anyway.
Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn


7. Nghịch lý thứ bảy
People favor underdogs but follow only top dogs Fight for a few undergogs anyway.
Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế.


8. Nghịch lý thứ tám
What you spend years building may be destroyed overnight Build anyway.
Những thành quả mà bạn phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phát hủy trong phút chốc Nhưng dù sao đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.


9. Nghịch lý thứ chín
People really need help but may attack you if you do help them. Help people anyway
Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.


10. Nghịch lý thứ mười
Give the world the best you have and you’ll get kicked in the teeth. Give the world the best you have anyway
Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.

Tuesday, June 29, 2010

Chúng ta thật giàu có

Chúng ta sinh ra có Hai Mắt đằng trước thì chúng ta không nên luôn nhìn lại phía sau mà là nhìn xem có gì đang đợi chúng ta ở phía trước.

Chúng ta sinh ra có Hai Tai: một bên phải một bên trái, để chúng ta nghe được hai phía, nghe được cả lời khen và lời chê.

Chúng ta sinh ra có Bộ Não được giấu trong một hộp xương, dù chúng ta có nghèo về vật chất đến đâu, chúng ta vẫn giàu vì không ai lấy đi được những gì trong bộ não của chúng ta - những thứ ấy quý hơn cả vàng bạc và trang sức mà bạn có.

Chúng ta sinh ra có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một cái miệng. Hẳn bạn biết tại sao chứ? Vì miệng lưỡi là một vũ khí sắc bén, có thể làm cho người khác cảm thấy yêu thương hay thù ghét. Hãy nhớ: nói ít, nghe và quan sát nhiều hơn.

Chúng ta sinh ra chỉ có một Trái Tim, nằm sâu trong lồng ngực để nhắc chúng ta hãy biết trân trọng và luôn cho đi sự thương yêu từ sâu trong lòng mình.

Những câu nói hay của bạn

Bạn thấy mình cần phải giữ mọi thứ được cân bằng. Hãy thử những cách sau đây:

- Đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh bạn với người khác. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.

- Đừng đề ra mục tiêu của bạn chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Vì chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình.

- Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

- Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.

- Không điều gì là tồn tại mãi mãi cho đến lúc bạn ngừng cố gắng.

- Đừng ngại ngần thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.

- Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.

- Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó.

- Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

- Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.

- Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

- Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dể dàng.

- Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

- Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá…

Bài học từ Hươu cao cổ




Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng dậy lần nữa.

Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: "Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ".

Những con sao biển




Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét:"Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!"

Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, những "viên đá" đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi.

Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về "nhà" của chúng được? Tôi gọi to: " Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?"

Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: "Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!" Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác...

Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng.

Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà.

Thursday, June 24, 2010

Muối




Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

10 điều yêu thương


- Cuộc sống muôn màu, đôi khi làm mờ đi tình cảm trong ta. Hãy mở rộng con tim và đón nhận cuộc sống

1.Khi gặp được người mà bạn thật sự yêu thương: Hãy nỗ lực giành lấy cơ hội trở thành một nửa của người ấy bởi vì nếu người ấy ra đi, tất cả sẽ không còn kịp nữa.

2. Khi gặp một người bạn có thể tin tưởng được:
Cần giữ quan hệ tốt với người đó vì trong cuộc đời mỗi người, gặp được tri kỷ không phải là điều dễ

3. Khi gặp người đã từng giúp đỡ bạn:
Nhớ tỏ thái độ cảm kích đối với người ấy vì họ đã mang lại sự thay đổi trong cuộc đời bạn.

4. Gặp người đã từng yêu bạn:
Nên nở nụ cười cảm kích với họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.

5. Gặp người từng ghét cay ghét đắng bạn:
Nên cười xã giao với họ vì họ làm bạn trở nên kiên cường hơn.

6. Gặp người đã từng phản bội bạn:
Nên nói chuyện với họ vì nếu như không phải họ, ngày hôm nay bạn sẽ không hiểu biết gì về thế giới này.

7. Gặp người bạn đã từng yêu:
Nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu, bạn chẳng đã từng mong muốn họ vui vẻ hạnh phúc đó sao?

8. Gặp người đi qua vội vàng cuộc đời bạn:
Cần cảm ơn họ đã đi qua cuộc đời này của bạn, bởi vì họ là một bộ phận sắc màu trong cụôc sống phong phú và đa dạng của bạn.

9. Gặp người đã từng hiểu lầm bạn:
Hãy nhân thể giải quyết sự ngộ nhận, bởi vì bạn có thể chỉ có một cơ hội này để giải thích mà thôi.

Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã yêu bạn,
vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.

Học tha thứ





- "Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn".



Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên.

Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói: "Cảm ơn bố, cứ kệ con!".

Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: "Anh dùng phao đi!". Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và "Không, cảm ơn!" - Anh ta lại nói - "Cứ kệ tôi!". Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ - bà anh nói - Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! - Anh ta kêu lên - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!

Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?
- . . .

Nụ cười và Nước mắt





- Ngày xưa Nụ Cười và Nước Mắt sống cách xa nhau, họ cùng ở trong một ngôi làng nhỏ,nhưng họ không hề biết sự hiện diện của nhau.

Xem hình
Nước Mắt thì suốt ngày u buồn cô ta khóc suốt mùa xuân cũng như mùa đông, mùa hạ cũng như mùa thu.Dẫu một chuyện nhỏ nhất cũng làm Nước Mắt khóc ...suốt một mùa. Còn Nụ Cười thì ngược lại, cô bé vui vẽ và vô tư suốt năm, lúc nào cô bé cũng cười, không có chuyện gì làm cô bé buồn lâu được, khi có ai đó làm cho cô bé rất dau lòng cô bé chỉ một cái nhíu mày, và sau đó sẽ tha thứ và vui cười ngay lập tức.

Một hôm Nụ Cười bắt gặp Nước Mắt đang ngồi khóc cạnh dòng sông, Nụ Cười hỏi: "Sao bạn lại khóc?".Nước mắt trả lời: “Có một người làm cho mình rất đau lòng, người ấy không yêu thương mình. "Oh vậy ah", Nụ Cười nói:"Đơn giản thôi bạn ah, vì người ấy không hiểu bạn, cuộc đời còn nhiều thứ phải lo hơn là tình yêu". Nước Mắt lại khóc:"Mình nghĩ vì mình xấu xí, không đáng yêu, không có nụ cười dễ thương như bạn". “Oh chẳng sao đâu bạn hãy nhìn xuống dòng sông và nghĩ về người ấy lúc ban đầu xem nào". Nước Mắt nhìn xuống cô bé không tin vào mắt mình, một người rất dễ thương với nụ cười chân thật nhìn cô, Nước Mắt hỏi:"Ai vậy?".Nụ Cười trả lời:"Bạn đấy Nước Mắt ạ, vì bạn suốt ngày u buồn nên bạn không biết được mình có một nụ cười tuyệt đến mức nào"

Nước Mắt mừng quá:"Bạn có thể kết bạn với mình không?".Nụ Cười đáp:"Tất nhiên rồi, mình sẽ dạy cho bạn cười, còn bạn hãy dạy cho mình khóc, khi có ai đó làm mình đau lòng mình muốn khóc một lát để lòng nhẹ nhàng hơn".

Và từ đó Nụ Cười và Nước Mắt kết bạn thân đi đâu cũng có nhau, họ chia sẽ cho nhau, nâng đỡ nhau đễ đi hết cuộc đời vốn dĩ nhiều đau khổ hơn niềm vui, nhiều giả dối hơn chân thật,nhưng tin rằng nếu họ cùng nhau vượt qua những đau khổ thì cuộc sống trở nên rất giản đơn và nhẹ nhàng.

Hãy để mọi thứ yên lặng lãng quên, chẳng lẽ bạn có thể nhớ hết những gì xảy ra một năm qua? Nhớ hết những người làm bạn đau lòng? Không, nếu vậy cuộc sống sẽ rất nặng nề và hụt hẫng. Hãy khóc nếu bạn thấy buồn...rất buồn vì người ta làm bạn đau lòng, nhưng hãy tha thứ và vui cười để mọi người được vui vẻ theo bạn.

Cuộc sống là một điều tuyệt vời


Cuộc sống là một điều tuyệt vời
- Cuộc sống là điều kỳ diệu, đừng để nó trôi qua vô ích. Hãy mở rộng trái tim, mở rộng tâm hồn bạn với những người xung quanh; hãy thể hiện chính mình mỗi ngày. Hãy nhìn thấy vẻ đẹp của mỗi người, bất kể họ từ đâu đến và họ là ai.

Xem hình
Mỗi cuộc hành trình đều có một chút khó khăn và bạn thật sự cần có một người bạn ở cạnh bên. Hãy biết sẻ chia món quà của thời gian và tài năng của mình, hãy lắng nghe trái tim bạn. Hãy làm những việc mà bạn hằng mong ước nhưng đừng quá tốn thời gian cho sự bắt đầu.

Hãy tặng hoa cho người mà bạn quan tâm. Hãy sống nhân từ và khoan dung. Cũng đừng quên rằng cuộc sống này không bao giờ công bằng cả. Và hãy luôn can đảm để sẵn lòng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống, dù cho bạn có đi đến nơi đâu, bạn cũng có thể tìm thấy ánh mặt trời rực rỡ và cả những cơn mưa mát dịu. Nhưng bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn.

Quả táo và niềm tin


- Akinori Kimura sẽ không bao giờ quên cảm giác bất ngờ như thế nào khi ông nghe bài luận tốt nghiệp của con gái lớn của mình. Ông đã không nói nên lời.

Đó là một ngày cách đây gần 20 năm tại trường cấp 2 của con gái. Trong ngày tổng kết lớp, cô giáo đã yêu cầu Kimura đứng phía sau lớp học và cô đọc lớn từng từ trong bài luận của con gái ông: "Bố tôi là một nông dân trồng táo, nhưng tôi chưa bao giờ ăn một trái nào do ông trồng".

Ông chưa bao giờ có ý nghĩ không cho con ăn táo. Nhưng chỉ vì chưa có cây nào do ông trồng ra quả trong nhiều năm qua. Thực ra, năm 1978, vụ mùa thất bát. Năm đó ông Kimura đã 55 tuổi và bắt đầu trồng cây ăn trái mà không biết gì về thuốc trừ sâu hay phân bón. Ông làm thế bởi vợ ông, bà Mihciko, 54 tuổi thường bị dị ứng với thuốc trừ sâu.

Sau hôm đó, Kimura tìm thấy một cuốn sách về việc trồng cây "sạch" và ông đã quyết định sẽ bắt tay vào trong những trái táo "sạch" trước những ngờ vực của nhiều người.

Những năm tháng khó khăn đang chờ đón phía trước. Tất cả thử thách đều dồn vào 600 cây táo của Kimura. Ông đã bắt được một bao đầy những con côn trùng. Bệnh dịch cũng là một trong những vấn đề của việc trồng cây trái. Ông mải mê nghiên cứu một cuốn sách và thử mài những cây tỏi và củ hành ở các cây, tất cả đều không hiệu quả. Khi lá rụng, không một bông hoa nào nở, một cây nào cho ra trái trong hai năm tiếp theo.

Phương pháp hữu cơ mới của ông cũng hiệu quả với các loại trái cây khác mà ông trồng trong nhà. Nhưng nó lại không có tác dụng với cây táo - một loại cây rất dễ bị dịch bệnh. Ông chắt bóp và sống dựa vào số tiền tiết kiệm của bố để bảo vệ tài sản khỏi bị niêm phong. Ông làm thêm nhiều nơi, tìm đủ mọi cách để đạt được ý định của mình.

Những người nông dân hàng xóm tỏ ra rất ái ngại và sợ sâu bọ bệnh tật sẽ lây lan, họ gọi ông là "người phá sản". Nhưng bằng quyết tâm của mình ông đã tìm ra được cách trồng táo "sạch". Ông đã dùng chính những con cồn trùng để diệt sâu bệnh. Không những vậy, sự phát hiện và tìm tòi của ông đã góp phần bảo vệ môi trường, chống lở sạt. Giờ Kimura được mời đi rất nhiều nơi ở Nhật Bản và cả ở Hàn Quốc, người ta muốn ông giảng dạy biện pháp trồng và chăm sóc cây táo bằng phương pháp hữu cơ.

Bỏ qua những lời dị nghị dèm pha ban đầu, Kimura đã chứng minh cho mọi người thấy, hãy tin vào bản thân mình chứ không phải tin vào những gì người khác nói. Đôi lúc, một người bình thường có thể làm nên điều kỳ diệu không phải bởi người ta may mắn mà vì người ta dám tin vào điều mình làm.

Đánh cắp ước mơ

Đánh cắp ước mơ


- "Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quỹ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện.

Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói:

- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?"
Đêm đó, cậu bé đã viết bẩy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa.

Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học". Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?

- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?

Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.

-Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.

Nghe cha đáp, cậu bẻ liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Kể đến đây Monty dừng lại và hỏi tôi:

- Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói :"Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó" . Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình"

Cuộc sống không có trở ngại



- Ngày đầu tiên nhận công tác giảng dạy, tôi đã lo lắng làm sao để tạo được ấn tượng thật tốt với học sinh. Tôi nhận dạy lớp mẫu giáo bốn tuổi. Khi phụ huynh đưa những đứa trẻ vào, tôi phải tìm cách làm sao dỗ các em nín được trong khi họ cứ dán mắt vào mình.



Trong lúc tôi đang say sưa kể cho lũ trẻ nghe câu chuyện về McDonald thì cửa mở, một người phụ nữ lạ lùng bước vào phòng, đứng bên cạnh cửa, lặng lẽ quan sát cả lớp.

Tuy không bị dao động trong giọng đọc và nụ cười với học sinh nhưng thành thật mà nói, tôi cũng cảm thấy khá căng thẳng. Người phụ nữ này là ai? Tại sao lại ở đây? Chính xác cô ấy đang quan sát ai, cái gì? Nhưng khi tôi nhìn lên lần nữa, người phụ nữ đã bỏ đi.



Cuối cùng một ngày cũng trôi qua yên ả, công việc của tôi chẳng gặp nhiều khó khăn như vẫn nghĩ. Cho đến lúc học sinh cuối cùng được đón thì tôi đã mệt nhoài và kiệt sức, chỉ mong ngâm mình trong nước nóng rồi ngủ một giấc thật dài. Nhưng gần khi ra về, bà hiệu trưởng bước vào và yêu cầu được nói chuyện riêng với tôi.



Tim tôi đập mạnh, tôi đã làm gì sai à? Người quan sát tôi buổi sáng đã nói gì chăng? Tôi đã chọn sai những bài hát? Thời gian dạy hay đọc truyện quá dài? Quá ngắn? Trên đường đến văn phòng hiệu trưởng, tôi như người đang bị chìm tàu - tuyệt vọng. Tôi ngồi sát mép ghế, chờ tai họa giáng xuống đầu.



Hiệu trưởng cho tôi biết người phụ nữ sáng nay tài trợ chính cho nhà trường, cô ấy đến để xem trong một lớp học bình thường, con gái của cô ta được dạy dỗ như thế nào.



Cô bé có một khuyết tật bẩm sinh ở chân và khó giữ thăng bằng, đi lại chậm chạp, khó khăn. Chỉ cần một cái xô đẩy nhẹ cô bé có thể ngã ngay. Và vấn đề là tôi phải để ý, nhắc nhở lũ trẻ trong lớp đừng đứng gần cô bé quá.



Hiệu trưởng hỏi liệu tôi có thấy bất tiện khi nhận trông cô bé đó không. Tôi im lặng. Tôi đang được yêu cầu đảm nhiệm chăm sóc một đứa trẻ với những nhu cầu đặc biệt, và tôi chấp nhận.



Đêm đó tôi không tài nào chợp mắt, cứ lo lắng, băn khoăn đến tận sáng. Đi làm với cái dạ dày rỗng toếch, bắt đầu bài học buổi sáng cho đến khi cửa mở, người phụ nữ bế đứa trẻ vào và giao cho tôi. Cô bé tên là Kelly. Hầu hết học sinh trong lớp đều chào đón Kelly một cách nồng ấm. Tôi nhìn Kelly, và cô bé nhìn lại tôi.



Ngày đầu tiên trôi qua tốt đẹp; chỉ có điều Kelly đã ngã hai lần. Những ngày sau, nhìn cô bé chống nạng bước đi, tôi nghĩ, tại sao không động viên Kelly tự đi một mình mà không cần nạng?



Tôi hỏi Kelly liệu cô bé muốn thử, Kelly đồng ý và rất thích thú. Ngày thứ hai, thứ ba, Kelly bắt đầu tự mình bước đi.



Những đồng nghiệp của tôi rất ngạc nhiên, tôi tiếp tục động viên cô bé. Bước đi của cô bé ngày càng xa hơn. Có lần tôi sợ chết khiếp khi thấy Kelly loạng choạng ở chân cầu thang, nhưng cô bé quay lại, mỉm cười và nói mọi chuyện vẫn ổn.



Kelly và tôi tiếp tục tập luyện và tiến dần xuống cầu thang. Tôi vẽ biểu đồ sự tiến bộ của cô bé với những dấu bút chì trên tường. Mỗi dấu đều cao hơn một chút. Các bạn trong lớp bắt đầu chú ý hoan hô khi cô bé men dọc theo lan can đi xuống. Sau vài tuần, Kelly đã có thể chập chững tự đi lên lớp mà không cần nạng. Moi người rất vui mừng và chuẩn bị tiệc chúc mừng sự kiện đó.



Kelly dần trở nên độc lập hơn. Bỗng một dạo, cô bé vắng mặt. Khi đến nhà tìm, tôi được biết cô bé đi Manhattan để kiểm tra sức khỏe hàng năm.



Sáng Thứ hai, mẹ Kelly đưa con đến và hỏi tôi đã làm gì khác thường với cô bé. Tôi không hoàn toàn chắc chắn bà ấy có ý gì, cho đến khi bà hỏi: "Cô bắt Kelly tập đi phải không?".



Tôi đã sai lầm rồi, lẽ ra tôi không nên để Kelly đi bộ, có thể tôi đã làm chân của Kelly yếu đi. Lẽ nào chính tôi đã đẩy Kelly lên chiếc xe lăn suốt đời?



Tôi nhẹ nhàng nói với mẹ Kelly rằng tôi đã động viên cô bé tập đi, và cô bé rất thích thú. "Con bé đã luyện tập ở đây nhiều hơn bốn năm qua cộng lại" - mẹ Kelly nói. "Tôi phải làm sao để cảm ơn cô đây?".



Tôi ôm chặt Kelly và nói: "Được dạy dỗ bé là sự may mắn lớn nhất trong đời tôi".



Mười bảy năm sau, Tôi nhớ quãng đường Kelly đã đi dài như thế nào. Bất cứ khi nào bị áp lực hay cảm thấy mệt mỏi, tôi lại nghĩ đến Kelly và nụ cười tươi tắn của cô bé, trong sự đau đớn khi cố gắng tiến lên hay xuống cầu thang. Cô bé đã dạy tôi biết rằng cuộc sống chỉ có những chướng ngại khi ta không dám vượt qua.

Chuyện cái cặp

Chuyện bắt đầu trong nhà nghệ sĩ Kim Cương. Ngày nọ, chợt thấy chị giúp việc của mình ngồi khóc, Kim Cương gặng hỏi thì chị đưa ra một lá thư. Nét chữ trẻ con. Thằng bé con chị người làm viết rằng nó muốn bỏ học.

Người mẹ khóc vì thằng bé mới có chín tuổi, học lớp 4, và chị đi làm chỉ vì muốn con được học hành nên người. Gặng nữa thì ra cớ sự: thằng bé (tạm gọi là A) học giỏi, được trao phần thưởng học sinh xuất sắc, gồm một cặp sách và mấy cuốn tập.

Nhưng bỗng dưng cô giáo chủ nhiệm của nó gọi lên, bảo rằng bạn B - tạm gọi là thế - cùng học trong lớp cũng được điểm cao nhưng không có phần thưởng, vậy hãy giữ lấy mấy cuốn tập, còn cặp sách thì đưa cho bạn.

Thằng bé đưa cái cặp - phần thưởng của mình - cho bạn. Rồi nó thấy rằng như thế là không công bằng. Hụt hẫng. Mất lòng tin. Nó viết thư đòi bỏ học bán vé số phụ mẹ, vì có học giỏi cũng chẳng ích gì...

Kim Cương bất bình. Bà điện thoại xin gặp cô hiệu trưởng, hẹn một buổi ghé thăm trường. Và bà tự lái xe đến thật. Đến nơi, bà đưa ra lá thư của thằng bé. Cô hiệu trưởng tá hỏa, gọi cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm cũng tá hỏa: “Em xin lỗi, em sơ ý. Vì thằng bé kia cũng học giỏi mà lại không có phần thưởng. Em sẽ lấy lại cái cặp từ B đưa cho A”.

Kim Cương càng bất bình. Lấy cặp của A cho B là làm tổn thương một đứa bé. Lấy lại của B đưa cho A, tự dưng khiến thêm một thằng bé nữa tổn thương. Liệu có "sư phạm"?

Lại tá hỏa: “Em xin lỗi, cặp phần thưởng trường cho in logo, tên trường trên đó, số lượng có hạn, sau khi phát phần thưởng đã... hết mất rồi, hay là để em đi mua cái cặp khác đưa cháu?”.

Nữ nghệ sĩ nén giận. Nếu đơn giản chỉ là đi mua cặp thì bà đâu phải đến trường. Vấn đề là làm sao cho thằng bé tìm thấy lòng tin vào sự công bằng. Nó còn nhỏ quá, với suy nghĩ rằng dù có phấn đấu hơn người mà chỉ cần một sự dàn xếp, mọi cố gắng sẽ thành vô nghĩa, nó lớn lên sao đây?

Ít lâu sau đó, người giúp việc của Kim Cương gặp bà cảm ơn: cô hiệu trưởng đã cho đặt một cái cặp giống hệt cặp phần thưởng, giao cho cô chủ nhiệm đích thân gọi cháu lên tặng. Giờ thằng bé không còn đòi bỏ học bán vé số nữa. Nó đã vui vẻ đi học trở lại.

Khi còn nhỏ, người ta dễ lấy lại lòng tin. Còn khi đã lớn mà chứng kiến bất công nhan nhản cho mình, cho người, liệu có dễ dàng "vui vẻ bỏ qua"? Nghĩa cử của nữ nghệ sĩ thật lớn cho một đứa bé, nhưng chỉ là muối bỏ biển so với vô vàn những ấm ức quanh ta. Nói vậy cũng chỉ để tự nhắc mình cố gắng hành xử công bằng, nhất là nếu đang ở địa vị

Thư của thầy




- Khi mọi chuyện không suôn sẻ, như đôi khi vẫn thế, khi con đường em đi dường như đầy gian khổ, khi ngân quỹ thì thấp mà những món nợ thì cao, và em muốn cười nhưng em vẫn phải thở dài, khi cả sự quan tâm cũng gây sức ép làm không thấy dễ chịu ...

Hãy nghỉ ngơi nếu em cần, nhưng đừng bỏ mặc ! Cuộc sống kì quặc với những vòng xoáy và điểm ngoặt, như mọi người chúng ta đều học được, và nhiều sự thất bại quay vòng, và đáng lẽ người ta có thể thành công, người ta lại bỏ qua nó. Đừng bỏ mặc dù tốc độ dường như quá chậm, em có thể thành công với một cơ hội khác. Thành công là những thất bại đảo ngược, bất chấp đầy những nghi ngờ... Và em không thể nói em đạt gần đến mức nào. Có thể nó thật gần khi có vẻ thật xa. Nên em hãy theo đuổi cuộc chiến dù khi em gặp khó khăn nhiều nhất. Chính khi mọi thứ dường như tồi tệ đi, là lúc em không được buông xuôi !

Cô giáo

- Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường. Đã hơn 3 tuần nay, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: "Xin lỗi cô, con quên mang theo".

Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách của trường. Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí, được mở ra ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới ra trường, đến đây đứng lớp.

Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để thoát khỏi nơi này.

Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả. Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi dọa rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hốt hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".

Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole. Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh. Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: "Bà... tờ... iê nờ iên... tiên... bà tiên...". "Bà tiên hiện ra và bảo... Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.

Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu bảy đứa trẻ đầu tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".

"Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho. Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học. Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghịu nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.

Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đừng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".

Bao nhiêu mới gọi là đầy ?

Bao nhiêu mới gọi là đầy ?


- Sắp vào giờ triết, vị giáo sư chuẩn bị sẵn một số đạo cụ ở trước mặt.

Lớp học bắt đầu, chẳng nói một lời, giáo sư nhấc lên một chiếc hũ lớn, và cho vào đấy những quả banh golf.

Đoạn,ông hỏi cả lớp hũ có đầy không, câu trả lời đồng thanh rằng đầy.

Vị giáo sư lại cầm lên một chiếc hộp đầy những sỏi và đổ vào hũ. Ông lắc nhẹ, từng viên sỏi lăn vào các khoảng trống giũa những quả banh. Ông lại hỏi, câu trả lời vẫn thế.

Giáo sư tiếp tục giơ lên một hộp cát và đổ vào hũ. Cát có thể lấp đầy mọi khoảng trống. Câu hỏi cũ lại vang lên, các sinh viên đều nhất loạt rằng không còn chỗ nhét thêm được nữa.

Nhưng không, từ hộc bàn, giáo sư bưng ra 2 tách cafe và đổ luôn thứ nước sóng sánh "đầy tâm sự" ấy vào hũ, len lỏi giữa những hạt cát. Cả lớp cười ồ.

Đợi tiếng cười lắng xuống, giáo sư mới cất tiếng:

"Chiếc hũ tượng trưng cho cuộc đời mỗi người.

Những quả banh golf là các điều quan trọng như tôn giáo, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tình yêu, và những niềm đam mê. Nếu mọi thứ khác mất hết, chỉ còn lại những điều này, cuộc đời vẫn đầy ắp.

Những viên sỏi là các vấn đề khác như học tập, công việc, nhà cửa, xe cộ.

Cát là tất cả những thứ vụn vặt còn lại. Nếu cho cát vào hũ trước, sẽ không còn chỗ cho những quả banh golf hay các viên sỏi.

Cuộc đời cũng thế, nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng cho những điều vụn vặt, thì các điều quan trọng lách vào đâu? Chăm sóc những quả banh golf trước, đặt ra cho mình những ưu tiên, và phần còn lại chỉ là cát."

Bạn thấy 24 giờ của một ngày quá ngắn, hãy nhớ đến chiếc hũ sành,và xem mình đã đặt gì vào đấy.

Quyển sách kỳ diệu của Ronny

- Ở lớp đầu tiên của cấp một, tôi đã tình nguyện dạy đọc những tiếng ê a cho lớp học của cậu bé Ronny. Thoáng nhìn, cậu bé ấy giống như mọi đứa trẻ khác, tóc bồng bềnh, giầy mòn đế, có một ít cáu bẩn ở phía tai, một ít mẫu bánh còn tèm lem quanh miệng.

Nói một cách rõ hơn, thì chính mặt mày tèm lem, cái mũi có vẻ bướng bỉnh và những ngón tay đầy đất bẩn của em đã cho tôi biết em đến trường theo cái cách tự nhiên như vậy mà không được chăm chút.

Quần áo của em thì rách rưới và không đồng bộ, đôi giầy vải thì buộc dây, còn cái cặp đi học đơn giản chỉ là một cái túi nhựa để đi chợ.

Với vẻ ngoại hình bên ngoài như thế, Ronny đứng lẻ loi tách biệt với các bạn cùng lớp. Do bị tật nói lắp vì thế em không thể học đọc và viết đúng tuổi. Em phải học trễ một năm, và 8 tuổi mới vào lớp một. Cuộc sống gia đình của em rất xáo trộn. Em chưa sống ở gia đình nào quá một năm. Em chỉ ở khoảng vài tháng với những bậc cha mẹ nào thích em!

Ronny có một gương mặt rất sáng sủa và thông minh mà tôi chưa từng thấy ở một đứa trẻ nào, điều này làm cho tôi nhanh chóng nhận ra rằng có một nét tương phản với vẻ ngoài lôi thôi của em.
Từng bước một, tôi đã dạy cho tất cả các học sinh trong lớp của Ronny sao cho chúng có thể đọc tốt.

Mỗi ngày khi tôi đến lớp, tôi đi đâu thì cái đầu và cặp mắt của Ronny đều hướng theo đến đó. Khi tôi đứng lại một góc thì em nài nỉ: “Gọi con đi! Gọi con đi!”, dĩ nhiên là tôi không thể gọi em đọc mỗi ngày được vì những đứa bé khác cũng cần tôi giúp đỡ.

Rồi một hôm, đến lượt của Ronny, sau khi nhận được sự gật đầu ra hiệu của tôi, trong chớp mắt em đã nhảy lên và như bay ra khỏi chỗ ngồi. Em ngồi thật gần tôi và tôi phải thừa nhận rằng em ngồi sát vào tôi và mở sách ra. Chúng tôi đã cùng đọc và nét mặt của em hiện lên với vẻ như em đang khai quật được một kho báu mà em chưa bao giờ thấy được trên thế giới.

Tôi nhìn theo những ngón tay còn bẩn bụi bánh của em di chuyển chậm chạp dưới những mẫu tự khi em đang cố gắng để phát ra những âm “Bud the Sub”. Khi đọc em bị vướng những âm như: “Baw Daw Saw” vì do tật nói lắp của em.

Mỗi một từ đọc lên là một thử thách và chiến thắng vì em phải quyết tâm để đọc được; Ronny đã chịu khó đọc lớn lên mỗi từ, sau đó cố tập hợp những từ có cùng một âm điệu như nhau. Gương mặt của em tràn ngập nụ cười toe toét khi em đọc lên những từ “Bah – lah” hoặc “bow” mà không cần phải cố gắng, đôi mắt của em lấp lánh niềm vui và tràn ngập sự hãnh diện.

Em đã làm cho tôi xúc động khi mỗi lần đọc được như thế, tôi chỉ muốn kéo em ra khỏi cuộc đời tội nghiệp của em, mang em về nhà để chăm chút và yêu thương.

Nhiều đêm, sau khi các con tôi đã ngủ yên, tôi ngồi lặng lẽ và nghĩ về Ronny. Cậu bé đang ở đâu? Em có được an toàn không? Em có đang cuộn mình trong chăn để đọc sách dưới ánh đèn không? Thậm chí không biết là em có chăn không nữa?

Một năm trôi qua thật nhanh, Ronny đã có một ít tiến bộ nhưng em vẫn không đủ khả năng để được lên lớp. Chỉ có em là không biết điều đó. Hơn nữa em còn nghĩ là em đã đọc tốt rồi.
Vài tuần trước khi năm học kết thúc, tôi đã tổ chức một buổi phát thưởng với bánh, quà và phát những giấy chứng nhận cho những em đạt thành tích cao như: Phát âm giỏi nhất, Đọc lớn nhất, Diễn cảm nhất và Đọc nhanh nhất.

Phải mất một lúc tôi mới nghĩ ra là phải xếp Ronny vào giải nào; tôi cần một giải không lớn lắm nhưng phải có tính tích cực. Tôi nghĩ rằng phải trao cho em một giải khi đọc lên nghe phải có ý nghĩa. Khá lâu sau, cuối cùng tôi đã quyết định trao giải “Người đọc có cố gắng nhất” cho em.

Tôi trao cho Ronny giấy chứng nhận và một quyển sách, mỗi quyển sách quý báu nhỏ bé này có giá 49 xu, đó là giá ở quầy tính tiền của tiệm tạp hóa. Những giọt nước mắt lăn xuống gò má làm trôi đi những vết bẩn luôn có ở trên gương mặt em khi em ôm chặt quyển sách vào ngực và vội vã quay trở về chỗ ngồi. Tôi cảm thấy nghẹt thở như có một vật gì đó đang chặn ngang cổ họng tôi.

Tôi đã ở lại lớp hầu như suốt ngày hôm đó; Ronny không bao giờ rời quyển sách của em một lần nào cả. Quyển sách chưa bao giờ rời khỏi tay em.

Vài ngày sau, tôi trở lại thăm trường. Tôi đã thấy Ronny nơi băng ghế gần sân chơi, quyển sách mở ra trong lòng em. Tôi có thể thấy môi của em mấp máy khi em đọc một mình.

Thầy giáo của em đến bên cạnh tôi và nói: “Ronny chưa bao giờ rời khỏi quyển sách kể từ khi cô trao cho nó. Lúc nào nó cũng để quyển sách bên mình – thật gần với trái tim của nó như cái áo nó đang mặc. Không biết đó có phải là quyển sách đầu tiên mà nó được làm chủ hay không?”.

Cố kìm những giọt nước mắt, tôi tiến đến gần Ronny, nhìn qua vai em tôi thấy những ngón tay đầy đất bẩn di chuyển chầm chậm qua trang giấy. Tôi đặt tay lên vai em và hỏi: “Con sẽ đọc cho cô nghe chứ, Ronny?”. Em nhìn lên và bị chói mắt bởi tia nắng mặt trời, em nhích qua một bên nhường chỗ cho tôi.

Sau vài phút, em bắt đầu đọc cho tôi nghe với một chất giọng diễn cảm, rõ ràng và dễ dàng hơn mà tôi chưa bao giờ nghĩ là em làm được. Những trang giấy của quyển sách đã bị quăng góc như thể đã đọc hàng ngàn lần vậy.

Khi đọc xong, Ronny xếp sách lại, vuốt cho thẳng với bàn tay đầy đất bẩn và đã thốt lên với giọng thỏa mãn: “Quyển sách thật hay”.

Một niềm tự hào thầm kín lắng đọng trong chúng tôi khi chúng tôi ngồi tại dải băng ghế ở sân chơi. Tay Ronny bây giờ đã ở trong tay tôi. Đứa bé bên cạnh đã làm tôi kinh ngạc và không kìm được nước mắt. Tác giả của Little Golden Book đã có một phần đóng góp mạnh mẽ – đã làm nên cuộc đời của một đứa trẻ có khuyết tật về giọng nói.

Vào lúc đó, tôi biết rằng tôi phải làm nên được điều mà tác giả đã làm, có nghĩa là tôi phải nghiêm túc hơn đối với nghề viết của mình, đó là viết một cốt truyện đã làm đổi thay cuộc đời của một đứa trẻ – một sự thay đổi hoàn toàn.

Tôi nỗ lực để trở thành một người tác giả như vậy.

Một Bài Học Quý Giá Hơn

- Dịu dàng, thân thiện, quyến rũ, thông minh. Đấy là tóm lượt những tính cách của Julie, cô là một trong những học sinh chính quy mà tôi rất thương ở lớp phát triển nhân cách thuộc trường Đại học Nebraska.

Julie là một học sinh vui tính và chăm chỉ. Tôi nhớ vào một ngày của mùa thu 1976, Julie đã bước lên trước lớp sau giờ học để hỏi tôi những thắc mắc cho kỳ thi tuần sau, trong khi đó các bạn bè cô thì vội vã rời khỏi lớp học để đi dạo và hít thở khí trời mùa thu dịu êm. Rõ ràng cô bé đã học tập rất nghiêm túc. Một số sinh viên khác nghe cô đặt câu hỏi với tôi cũng đã ở lại và tham gia vào câu chuyện của chúng tôi. Cá tính vui vẻ và lối nói chuyện quyến rũ của cô bé đã dành được cảm tình của rất nhiều người. Nhưng, Julie chẳng bao giờ có mặt để tham gia dự kì thi được nữa. Ngay sau ngày cô hỏi bài tôi, Julie đã bị một xe tải chở bê tông đụng phải khi cô đạp xe qua ngã tư. Tôi sửng sốt khi hay tin Julie đã nằm bất tỉnh trong bệnh viện gần trường, vậy mà chỉ cách đây vài giờ đồng hồ, cô còn trò chuyện, cuời đùa và bàn về những kế hoạch trong tương lai với bạn bè kia đấy? Mấy phút trước khi xảy ra tai nạn, Julie đã gọi điện thoại cho mẹ. Đây là thói quen hằng ngày của cô. Mẹ cô kể lại cuộc nói chuyện cuối cùng đó: Julie đã kể cho tôi biết rằng nó đã thấy một bộ đồ rất dễ thương trong một tiệm gần trường. Tôi đã bảo nó nếu thích thì cứ mua đi. Và nó quyết định đạp xe đạp đến tiệm vì nó bảo nếu nó lái xe hơi đến thì lát nữa quay về nó sẽ không có chỗ đậu xe. Và tai nạn xảy ra gần khu ký túc xá nữ mà nó đang ở. Khi hay tin tai nạn xảy ra với cô học trò cưng, trong đầu tôi như có tiếng gào: "Em không thể chết được Julie! Em là niềm mơ ước và tự hào của biết bao thầy cô và các bậc cha mẹ. Em sẽ còn được ban tặng nhiều thứ".
Các y tá lặng lẽ ra vô phòng Julie, cha mẹ cô đứng chết lặng phía ngoài phòng cấp cứu. Rồi một bác sĩ phụ trách chính ca cấp cứu của Julie bước đến bên cha mẹ Julie, ông hắng giọng và nói với gia đình em: "Julie của quý vị khó qua khỏi. Còn vài tiếng nữa thôi!" Rồi sau đó ông hỏi một cách nhẹ nhàng: "Liệu gia đình có muốn hiến một số cơ quan của Julie không ạ ?"

Cũng vào lúc này ở một bang lân cận, cô Mary đang nhường người ra phía trước, cô cố đưa mắt nhìn vào bên trong căn phòng nhỏ hơi bừa bộn, cô dõi mắt theo dõi từng cử động nhỏ của đứa con lên hai tuổi. Cô đang cố ghi nhớ mọi thứ để sau này khi hoàn toàn bị mù rồi cô vẫn còn có cái để mà hồi tưởng. Đôi mắt cô Mary sắp hỏng hoàn toàn. Và cách đó không xa, anh John đã trải qua gắn 6 giờ đồng hồ bên máy lọc máu. Anh đang đọc truyện cho hai đứa con trai nghe trong khi cơ thể bất động của anh được nối với một quả thận nhân tạo có chức năng duy trì sự sống cho anh. Và các bác sĩ đưa ra lời tiên đoán không lấy gì làm khả quan rằng: "Anh chỉ còn có mấy tuần thôi". Lúc này niềm hy vọng duy nhất của gia đình anh là một cuộc cấy ghép thận.

Trong khi đó tại bệnh viện Lincoln Nebraska, Cha mẹ Julie đang đau khổ vì sắp mất con nhưng họ vẫn suy nghĩ nghiêm túc về lời đề nghị của bác sĩ. Họ nhớ lại có lần đứa con gái có nước da ngăn đen và đôi mắt nâu của họ đã từng bộc lộ rằng nó muốn được hiến tặng cơ thể cho khoa học nữ nếu một ngày kia nó phải chết. Họ yên lặng trao ánh mắt cho nhau, trong mắt họ ánh lên nỗi đau đớn tột cùng. Và rồi họ quay sang bác sĩ và nói: "Vâng, Julie luôn giúp đỡ mọi người khi nó sống. Chắc chắn nó cũng muốn làm thế khi chết".

Chỉ 24 tiếng động hồ sau, May được thông báo cô sẽ nhận được đôi mắt của Julie và anh John sẽ nhận quả thận của Julie. Còn những bộ phận khác sẽ mang lại cuộc sống và ánh sáng cho những bệnh nhân đang xếp hàng chờ. Julie qua đời ngay sau buổi tiệc sinh nhật lần thứ 20. Vậy mà đã 24 năm rồi. Con bé ra đi và để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong chúng tối. Mẹ Julie, giờ đã 70 tuổi, tâm sự với tôi: "Không có cái gì - quả thật chẳng có gì- đau đớn bằng khi con bạn ra đi. Trái tim của bậc làm cha làm mẹ cứ mãi nhói đau mỗi khi ngày sinh nhật của con đến, mỗi khi mùa hè đến. Và tim chúng tôi quặn thắt lên cả ở từng mốc thời gian quan trọng của con: năm con bé lẽ ra sẽ tốt nghiệp đại học, năm con bé lẽ ra sẽ kết hôn, lẽ ra con bé sẽ có con". Bà dừng lại, hít một hơi thở sâu và nói tiếp: "Mỗi lần nhớ lại rằng Julie đã đem lại ánh sáng và sự sống cho nhiều người khác, điều đó đã xoa dịu phần nào nỗi đau trong chúng tôi." Giọng bà lạc hẳn đi, nhưng bà vẫn tiếp: "Thầy và các bạn bè khác của Julie đều là những người rất quan trọng đối với nó. Những bài giảng của thầy đã tác động mạnh mẽ đến con bé và chính thầy cũng luôn nhắc nhở chúng tôi nhớ rằng tình cảm mình dành cho con và tình cảm Julie dành cho mọi người vẫn còn sống mãi".

Là một trong những giáo viên ở bậc đại học của Julie, tôi tin rằng mình cũng đã đóng góp một phần nhỏ trong việc dạy dỗ Julie nên người - từ cách cư xử đến cách sống. Nhưng ngược lại, cô bé và gia đình cô bé đã dạy tôi một bài học quý giá hơn: đón nhận cái chết như thế nào.

Chúng tôi là những thằng ngu

- Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.
Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đè một đứa khác xuống sàn nhà. "Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thèm để ý đến con em gái của mày đâu!"

"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.
Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.
Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.
Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hè tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn.
"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu.
"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hè, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."
"Ý anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi."
Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.
Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.
"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"
Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.
"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình."
"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.
"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."

"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"
Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.
Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".
Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.
Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rõ bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.
Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.
Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghèo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.
Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.
Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bè nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là "nghèo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.
Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.
Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.
Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!

Lời hứa danh dự

- Ngay từ khi còn học mẫu giáo, các giáo viên trường tôi đã được chứng kiến hậu quả của những cơn giận do căn bệnh nghiện rượu của mẹ tôi gây ra. Ngay trong năm học đầu tiên, các thầy cô đã nhẹ nhàng dò hỏi tôi về những bộ quần áo sờn cũ bị rách, về mùi hôi khó chịu từ cơ thể tôi, về vô số những vết bầm tím và vết bỏng trên cánh tay tôi, cũng như lý do tại sao tôi lại tìm thức ăn trong thùng thức ăn thừa của trường. Rồi một ngày kia, cô Moss, cô giáo dạy lớp hai của tôi, đã đến gặp thầy hiệu trưởng của trường và xin thầy cố gắng giúp tôi. Thầy hiệu trưởng miễn cưỡng đồng ý can thiệp và sáng hôm sau thầy và mẹ tôi có một buổi nói chuyện riêng. Kể từ đó tôi không còn gặp lại cô Moss nữa.

Ngay sau đó, tình trạng của tôi ở nhà càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi buộc phải sống và ngủ trong gara dưới nhà, bị sai làm công việc nhà như nô lệ, và không được ăn nếu như không làm xong công việc theo đúng thời gian mà mẹ tôi đặt ra. Thậm chí bà còn đổi tên của tôi từ "David" thành "nó", và đe dọa sẽ phạt nặng bất cứ ai trong số em tôi nếu chúng dám lén đưa thức ăn cho tôi hay mở miệng gọi tên tôi là "David", thậm chí chỉ nhìn tôi chúng cũng không được phép.

Những người duy nhất có thể cho tôi nơi trú ẩn an toàn chính là các thầy cô. Dường như thầy cô luôn cố gắng đem lại cho tôi cảm giác mình là một đứa trẻ bình thường, và vì vậy tôi luôn trân trọng bất kỳ lời khen ngợi nào của thầy cô. Những va chạm nhỏ tình cờ khi thầy cô đi ngang qua tôi hay những lúc thầy cô cúi người xuống để xem bài làm của tôi cũng khiến tôi cảm thấy được gần gũi và yêu thương. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi tôi ngồi run lên vì lạnh trong gara, tôi đã nhắm mất lại, thở thật sâu và cố hình dung ra khuôn mặt của thầy cô. Và chỉ khi nào hình dung ra được nụ cười của thầy cô thì lúc đó tôi mới tìm thấy được cảm giác ấm áp trong lòng mình.

Vài năm sau, vào một buổi chiều thứ sáu, tôi bỗng cảm thấy như mình không còn có thể chịu đựng thêm được nữa. "Thế là tôi lao ra khỏi lớp học và chạy vào phòng tắm, đập nắm tay nhỏ xíu đỏ bầm của mình vào bức tường một cách tuyệt vọng trong khi nước mắt cứ tuôn rơi. Tôi cảm thấy quá thất vọng vì trong nhiều tháng liền tôi không còn mơ thấy được những thầy cô giáo cứu tinh của tôi. Tôi đã tin tưởng một cách tuyệt vọng rằng bằng cách nào đó thầy cô đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nhưng giờ đây khi không còn có sức mạnh bên trong để dựa vào, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng và đơn độc. Vào cuối buổi chiều hôm đó, khi tất cả các bạn vui mừng chạy vội về nhà hoặc lao ra sân chơi, mắt tôi và thầy chủ nhiệm bất chợt gặp nhau. Tôi nhìn chằm chằm vào thầy một cách thách thức. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tôi có cảm giác như đôi mắt thầy hiểu rõ được nỗi đau khổ tột cùng mà tôi dang phải trải qua. Tôi nhìn tránh đi nơi khác và kính cẩn cúi đầu chào thầy trước khi bước ra khỏi lớp.

Vài tháng sau, không biết vì lý do gì bốn thầy cô giáo của tôi và thầy hiệu trưởng quyết định báo cho chính quyền biết về hoàn cảnh của tôi. Ngay lập tức tôi được đưa ra khỏi nhà và đặt dưới sự giám hộ của một gia đình khác. Trước khi tôi rời trường, toàn bộ các thầy cô lớp tôi, từng người một, đã quỳ xuống ôm lấy tôi. Tôi thấy được sự sợ hãi trong ánh mắt họ. Tôi chợt nhớ đến số phận của cô Moss và chỉ muốn tan biến đi khỏi cuộc đời này để không mang lại thêm những rắc rối gì cho các thầy cô.

Cũng như mọi khi, cảm nhận được nỗi lo sợ trong tôi, thầy cô lại ôm tôi vào lòng và tạo nên một lá chắn vô hình bảo vệ tôi khỏi mọi thương tổn. Mỗi lần được ôm vào lòng, tôi lại nhắm nghiền mắt lại và cố giữ khoảnh khắc này mãi mãi. Tôi nghe tiếng của ai đó thì thầm bên tai mình: "Đây là chuyện mà thầy cô phải làm cho dù hậu quả như thế nào. Nếu như thầy cô có thể làm được một điều gì dó để giúp cuộc đời của một học trò được thay đổi và tốt đẹp hơn... thì đó chính là ý nghĩa thật sự của nghề giáo". Một cảm xúc mãnh liệt dâng trào trong tôi khiến tôi đứng như tê dại. Tôi hứa trong nước mắt với các thầy cô rằng tôi sẽ không bao giờ quên thầy cô và sẽ cố gắng hết sức để một ngày nào đó sẽ trở thành niềm tự hào của thầy cô.

Kể từ đó, không ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ về những vị cứu tinh của mình. Hai mươi năm sau, tôi quay về trường xưa để giới thiệu quyển sách "Có một đứa trẻ bị gọi là Nó" mà tôi viết để dâng tặng cho thầy cô nhân kỷ niệm 20 năm ngày cuộc đời tôi được giải thoát. Tối hôm đó trong hội trường ngồi kín người, trước mặt các thầy cô của mình, tôi đã khóc khi phát biểu: "Khi còn là một học sinh, em đã nhận ra rằng nhà giáo chỉ có một mục dịch duy nhất: đem lại niềm vui cho một đứa trẻ và hướng em đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong trường hợp của em, chính thầy cô đã bất chấp rủi ro có thể bị mất việc để cứu vớt cuộc đời một đứa trẻ bị gọi là "nó". Em sẽ mãi mãi không quên tấm lòng hết mình vì học trò và hành động dũng cảm của thầy cô. Hai mươi năm trước, em đã hứa với các thầy cô một điều. Và hôm nay em thực hiện lời hứa đó. Đối với em, đó không phải là việc thực hiện lời hứa dối với những người đã thay đổi số phận cuộc đời em, mà đơn giản chỉ là vấn đề danh dự."

Hạt ngọc và ước mơ

-Vào tuần cuối của năm học,thầy York dạy môn Khoa học triệu tập 20 học sinh lớp tôi lại để chào tạm biệt cuối năm.

Chúng tôi ngồi im lặng khi thầy vào lớp.Trông thầy vẫn như mọi khi với chiếc nơ nhỏ và cặp kính gọng sừng.Sau khi nói vài lời ,thầy đưa mỗi đứa chúng tôi mỗi đứa một hộp nhỏ màu trắng:"Bên trong-thầy nói-các em sẽ thấy một cánh hoa bạc có đính hạt ngọc trai ở giữa.Hạt ngọc đó tượng trưng cho tiềm lực của các em,là thứ mà các em cần trong bước đường tương lai.Bởi vì cát khi nằm trong vỏ trai sẽ biến thành hạt ngọc có giá trị rất lớn,và vì thế,mỗi em đang nắm trong tay hạt giống ươm mầm cho các giá trị tiềm tàng"....

Tôi cắn chặt môi để ngăn những giọt nước mắt sắp trào.Lời của thầy có ý nghĩa biết bao,nhưng với tôi,tất cả đã quá muộn,từ khi tôi biết mình mang thai.Tất cả đã kết thúc....Giấc mơ của tôi và của mẹ tôi đã tan thành mây khói bởi tôi đã làm hỏng cuộc đời sinh viên của mình trong giây phút yếu lòng....
Làm sao tôi có thể quên được sự hy sinh vô biên của mẹ với lòng mong mỏi duy nhất là tôi lấy được mảnh bằng đại học.Mỗi tuần mẹ chắt chiu gửi chút tiền cho chị Marianne và tôi.Đại học,chỉ có đại học là con đường giúp chúng tôi thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của những người đào mỏ ở quê nhà Pennsylvania-mẹ tôi thường nói như vậy.Ký ức tuổi thơ khốn khó vẫn in đậm trong tâm trí tôi...Khi tôi ba tuổi ,cha tôi đã phải vào dưỡng trí viện vì bệnh lao phổi.Rồi vài năm sau,cha tôi xuất viện,sống vật vờ không làm được gì ,Mọi lo toan trong gia đình đều trông cậy vào đồng lương ít ỏi của mẹ.Từ những nỗi thống khổ,một giấc mơ đã nảy sinh trong tâm trí mẹ:chị Marianne và tôi nhất định phải vào được đại học...Và bây giờ...Thay vì sự tự hào ,tôi mang về gia đình sự nhục nhã.
Tôi và Dan cưới nhau,rồi Dan tiếp tục học đại học ,còn tôi phải nghỉ.Trước khi Dan tốt nghiệp tôi cho ra đời đứa con thứ hai.Sau đó,Dan nhập ngũ,tôi theo chồng dọn đến hết căn cứ này sang căn cứ khác.Đứa con thứ ba lại ra đời.Bảy năm sau,Dan xuất ngũ,kiếm được việc nhưng không đủ nuôi sống cả nhà nên tôi phải đi làm thêm phụ chồng.Làm đủ thứ nghề,tâm trí như cuồng lên với vô số nỗi lo toan.Đến lúc tôi lấy hạt ngọc ra ngắm nghía,lòng tự nhủ khi nhớ đến lời thầy York.Một đêm ,tôi trằn trọc khi nghĩ đến việc trở lại giảng đường,nhưng "mình đã 35 tuổi rồi còn gì...."
Mẹ hẳn đoán được những dằn vặt mà tôi đang chịu đựng bởi một hôm bà gọi điện:"Con có nhớ số tiền mà mẹ dành dụm cho con không?Nay vẫn còn nguyên đấy".Tôi thẫn thờ nhìn chăm chăm vào chiếc ống nghe....17 năm rồi mà mẹ vẫn còn nuôi giấc mơ đó....Cuối cùng 6 tháng sau,tôi ghi danh vào trường đại học gần nhà,học lớp Sư Phạm.Nỗi gian khổ trở nên nặng nề hơn tôi tưởng.Vừa phải lo chuyện gia đình,vừa phải cố gắng hết sức trong một lớp mà sinh viên không bằng nửa tuổi tôi với sức bật nhanh nhạy.
Một ngày tháng năm,sau khi tan học(vào giai đoạn năm nhất)tôi về nhà bật khóc,hoang mang không biết liệu lần này có theo hết chương trình đại học không.Đứa con gái đầu lòng đang chuẩn bị vào đại học vào đầu mùa thu này.Ngân sách gia đình eo hẹp.Chi tiêu cho việc học của hai đứa kế ngày càng tốn kém....Vài ngày sau đó,tôi tình cờ gặp vợ thầy York ở phòng mạch nha sĩ.Tôi kể với cô chuyện hạt ngọc và chuyện cố gắng trở lại giảng đường,nhưng gặp phải vô vàn khó khăn..."Tôi hiểu-cô York nói-thầy cũng bắt đầu vào đại học ở tuổi 50".Tôi lắng nghe,ngạc nhiên,nhất là khi cô kể về những nỗi khốn khổ mà thầy York chịu đựng khi quyết tâm theo đuổi đại học.Câu chuyện về thầy York khiến tôi trở nên mạnh mẽ và cứng rắn.Tôi theo nốt ba năm đại học còn lại...
Sau khi tốt nghiệp tôi dạy anh ngữ tại một trường trung học tại địa phương.Chính những năm tháng khốn khó đã cho tôi kinh nghiệm sống quý giá và phương pháp học cụ thể.Tôi đem sự hiểu biết đó vào lớp...Cuối năm thầy hiệu trưởng báo một tin làm tôi hết sức bất ngờ:tôi được đề cử vào danh sách các giáo viên dạy giỏi nhất tranh giải cấp quốc gia.Trong tờ tường trình,tôi kể lại câu chuyện hạt ngọc của thầy York đã ảnh hưởng đến tôi thế nào....Vào một ngày tháng chín,tôi nhận được danh hiệu cao quý đó.Thật thú vị là sau đó tôi và thầy York được báo chí mời phỏng vấn.Tôi gặp lại thầy,xúc động khi nghe thầy nói thầy sẽ nghỉ hưu vào năm tới.Thầy còn kể rằng ngày trước đã có lúc thầy nghĩ đến việc nghỉ học vì"tôi không tin vào tương lai,không tin vào chính mình...".Tôi hỏi thầy có phải khi đưa hạt ngọc thầy cũng không tin vào 20 đứa sinh viên lớp tôi.Thầy trả lời:"Không thầy đã xem 20 người với các đức tính như là những hạt ngọc giá trị".

Món Quà Vô Giá

- Paul là một trong những học sinh tôi quý nhất, nhưng lại không phải là một trong những học trò giỏi của tôi. Một ngày nọ, Paul bước vào phòng tôi và hỏi:

"Thưa thầy, câu nói mà thầy ghi trên bảng tin có đúng hay không ạ? Hay thầy viết ra chỉ vì nó nghe có vẻ bóng bẩy".

"Câu nói nào?", tôi hỏi lại mà không rời mắt khỏi chiếc bàn giấy của mình.
"Thưa thầy, đó là câu: Nếu chúng ta nhận thức được và tin tưởng vào một điều gì đó, chúng ta sẽ đạt được nó."

Tôi ngẩng mặt lên nhìn Paul rồi trả lời: "Tác giả của câu danh ngôn này, ông Napoleon Hill, đã viết ra nó sau nhiều năm tìm hiểu cuộc sống của những bậc vĩ nhân và phát hiện ra rằng chính niềm tin vào câu châm ngôn trên là điểm chung của tất cả họ".

"Ý của thầy là nếu như em có ý tưởng và tin vào nó thì em có thể thực hiện được ý tưởng đó?", Paul hỏi tôi với một xúc cảm mãnh liệt khiến tôi hoàn toàn bị cuốn hút.

"Theo những gì mà thầy đã chứng kiến và đọc qua thì đó không phải là câu nói suông mà là một qui luật đã được lịch sử kiểm nghiệm".

Paul đi chậm rãi quanh căn phòng. Đột nhiên em quay lại nhìn tôi với một quyết tâm mà trước đây tôi chưa từng thấy ở em và nói: "Thưa thầy Schaltter, trước đây em luôn là một học sinh kém và em biết là em sẽ phải trả giá cho điều này. Tuy nhiên nếu như em nghĩ mình là một học sinh giỏi và tin vào điều đó thì liệu em có thể trở thành một học sinh giỏi được không?"

"Tất nhiên là được rồi, Paul. Tuy nhiên em nên biết điều này: nếu như em thật sự tin vào một điều gì đó, em phải nỗ lực hết mình để đạt được nó. Thầy tin là sức mạnh của ý chí sẽ giúp em rất nhiều một khi em có quyết tâm."

Sau một lúc im lặng, Paul lên tiếng: "Vâng, thưa thầy, đến cuối học kỳ này em sẽ trở thành một học sinh giỏi."

"Đó là một thử thách thật sự đấy Paul, nhưng thầy tin là em sẽ đạt được điều mà em vừa mới nhận thức ra."

Những tuần sau đó, Paul đã tự hình thành cho mình một sự ham hiểu biết mãnh liệt khi luôn đưa ra những câu hỏi thông minh và thể hiện một ý thức kỷ luật cao qua cách ăn mặc và tác phong chỉnh tề của mình. Điểm học của em bắt đầu tăng dần lên và lần đầu tiên trong cuộc đời học sinh của mình, bạn bè em đã bắt đầu nhờ em giúp đỡ. Và kèm theo đó Paul cũng dần dần trở thành một học sinh thân thiện và hòa nhã với bạn bè.

Thế rồi cuối cùng thành công cũng đến với em. Vào một buổi chiều ngày thứ sáu, tôi ngồi vào bàn và bắt đầu chấm điểm cho bài kiểm tra quan trọng về Hiến pháp nước Mỹ của lớp Paul. Tới bài của Paul tôi đã phải đọc kỹ nhiều lần bài làm của em trước khi quyết định cầm cây bút đỏ lên và ghi điểm A cộng vào bài. Đây là một bài làm xuất sắc và cũng là điểm A cộng đầu tiên của Paul. Sau đó tôi tính điểm trung bình của Paul và vui mừng nhận ra rằng em đã đạt được điểm giỏi như mong muốn. Sáng hôm sau, khi tôi vừa bước xuống xe, thì Kathy, một trong những người bạn thân nhất của Paul, nước mắt giàn giụa chạy đến và báo cho tôi biết về thảm kịch vừa mới xảy ra: trong khi đang tập kịch với các bạn, một học sinh nghịch ngợm đã chĩa một khẩu súng "không có đạn" vào đầu Paul và bóp cò. Paul đã ngã xuống vì bị một viên đạn xuyên qua não.

Vài ngày sau, giám thị đưa cho tôi một thông báo về Paul. Ngay kế bên ô ghi điểm của Paul xuất hiện dòng chữ "không cần thiết". Dù vậy, tôi vẫn ghi điểm A cộng của Paul vào ô đó- điểm số mà em đã nỗ lực không ngừng để đạt được nó mà không sao cầm được nước mất. Đột nhiên tôi ngừng khóc và bắt đầu mỉm cười khi hình dung ra ở đâu đó Paul vẫn không ngừng nhận thức, tin tưởng và đạt được những gì em muốn, nhờ đó đã hình thành cho mình đức tính ham học hỏi, ý thức kỷ luật, và lòng tự trọng- những đức tính mà những người thầy phải vun trồng cho các học sinh của mình. Đó chính là món quà vô giá mà Paul đã mang đến cho cuộc đời làm giáo viên của tôi trước khi đi xa.

Câu chuyện một đồng!




- Ngày trước, cũng lâu lắm rồi, tôi được bố mình kể cho một câu chuyện hay mà khi ông còn nhỏ cũng đã được nghe. Câu chuyện xoay quanh một cậu bé, trên đường đến trường hôm đó, cậu làm rơi 1$. Và rồi.....


-Cô giáo: Sao em lại khóc thế chứ!

-Cậu bé: D...ạ, thư...a c..ô, e..em là...m m..ất 1$ m...ẹ cho....o e....m rồ...i a...ạ!
-Cô giáo: Thôi vậy em đừng khóc nữa, cô sẽ cho lại em 1$ nha! Nín đi em và đứng lên đi chơi với các bạn nào!

Mặt cậu bé vui lên hẳn nhưng rồi cậu bé vẫn cứ ngồi đó và khóc tiếp.

-Cô giáo (ngạc nhiên) :Chứ em sao thế? Cô hứa là sẽ cho lại em 1$ rồi mà!

-Cậu bé :Nhưng thưa cô, nếu em không làm rơi 1$ hồi sáng thì giờ em đã có 2$ rồi ạ!

Cô giáo cậu bé mỉm cười với cậu, và hứa sẽ cho cậu thêm 1$ nữa rồi lại khuyên cậu đi chơi với các bạn cậu.

Nhưng cậu vẫn ngồi đó và khóc một cách ngon lành.

Đến lúc này, cô giáo cậu bắt đầu thấy thực sự khó hiểu về cậu bé, nhưng cô vẫn ôn tồn: - Giờ em đã có 2$ rồi sao em lại khóc, đáng lẽ em phải vui mừng chạy đi chơi với các bạn rồi chứ?

Cậu bé vẫn nức nở khóc: - Nhưng nếu không làm mất 1$ thì giờ em đã có 3$ rồi!
(Câu trả lời thật hồn nhiên của một cậu bé còn quá nhỏ.)

Và cô giáo hiểu tất cả, vẫn ân cần cô nói:

-Vậy thật sự sẽ không bao giờ em vui lên cả. Vì nếu đủ điều kiện để cô cho em cả thế giới này em vẫn cứ khóc thôi.Đối với em khi có cả thế giới em sẽ vẫn thấy thiếu 1$ mà thôi! Phải không em?

*** Câu chuyện hết rồi lại không có đoạn kết. Nhưng nó lại để cho chúng ta nhiều bài học đáng để suy ngẫm phải không? Hãy tập sống vui với những gì bạn có!!!

Tuesday, June 22, 2010

Giá trị của lời xin lỗi

Xin lỗi không phải là một nét tế nhị có tính xã hội. Nó là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Nó cũng là cách thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó.

Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn các hiểu lầm có thể có trong tương lai. Trong lúc xin lỗi không thể xóa bỏ nỗi đau có thực đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu nó được thoát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của các hành động gây lỗi.

Tính cảm xúc của sự xin lỗi

Người có cảm giác bị xúc phạm trước đó có cảm giác như được “hàn vết thương” khi người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Khi chúng ta nhận một lời xin lỗi, chúng ta sẽ không còn cảm thấy người kia như là một hăm dọa cho cá nhân mình nữa. Xin lỗi sẽ làm chúng ta quên cơn giận của mình, có thể giúp ta không “té nhào” vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với người đó trong tương lai. Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông với người làm lỗi.

Những lợi ích cho cả đôi bên

Khi chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Khi chúng ta có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” ngang tàng khi muốn xin lỗi, chúng ta đã phát triển được tính tự trọng.

Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân. Khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa.

Và xin lỗi có tác dụng như “vũ khí phòng ngừa từ xa”, vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta… có thể lại phải đi xin lỗi nữa.

Ý định và thái độ

Ý định và thái độ của người xin lỗi rất quan trọng. Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không.

Ý định xin lỗi, vì thế có vai trò to lớn. Bạn không nên xin lỗi nếu có ai đó bảo đây là việc đúng phải làm, hay vì người kia đang mong bạn xin lỗi… cho hả giận hay tại vì bạn có một ý rất “gian tà” là sẽ được hưởng cái gì đó cho lời xin lỗi hôm nay. Xin lỗi đi từ trái tim đến trái tim, thẳng băng và không đóng kịch. Nếu không, xin lỗi sẽ rỗng tuếch và vô nghĩa.

Một lời xin lỗi chân thành có khi mạnh như bom nguyên tử, có khả năng biến đổi đời người, cho cả người xin và kẻ nhận.

Làm sao xin lỗi cho có hiệu quả?

Nếu bạn là người rất khó xin lỗi ai, thì những gợi ý sau đây có thể giúp bạn: một lời xin lỗi có ý nghĩa bao giờ cũng có dấu ấn của ba chữ r: regret (hối tiếc), responsability (trách nhiệm), remedy (chữa trị).

Hối tiếc là bạn muốn cho người đó biết thật ra trong thâm tâm, bạn đâu có muốn xúc phạm người đó. Cần cho người đó biết sự hối tiếc này, vì nó chứng tỏ bạn thừa nhận là mình đã sai. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Một thái độ rất can đảm. Chữa trị là thái độ chân thành muốn sửa sai, vì thế bạn thấy con cái (còn nhỏ) xin lỗi cha mẹ bao giờ cũng lí nhí kèm theo câu: “Con không dám tái phạm nữa”.

Nếu ba yếu tố quan trọng đó mà không có trong lời nói và thái độ xin lỗi của bạn thì người kia sẽ thấy có “cái gì đó” trống rỗng trong lời xin lỗi của bạn!

Monday, June 21, 2010

Cuộc sống và tôi




Tôi nói với cuộc sống rằng hãy lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng cuộc sống không thể lấy đi lòng tự trọng của tôi, nhưng tôi có thể từ bỏ tự trọng của mình khi tôi muốn.

Tôi nói với cuộc sống rằng hãy làm cho đứa con tật nguyền của tôi được lành lặn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tâm hồn đứa con của tôi thật hoàn hảo, và thân thể chỉ là tạm thời mà thôi.

Tôi nói với cuộc sống hãy ban cho tôi sức chịu đựng, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng sự chịu đựng có được một phần do những đau khổ gây nên – và sự chịu đựng không phải là một đặc ân ban tặng – chịu đựng là một bản năng sống.

Tôi nói với cuộc sống hãy mang đến cho tôi niềm hạnh phúc, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói sẽ mang đến những điều may mắn cho tôi và hạnh phúc sẽ khởi nguồn từ chính bản thân tôi.

Tôi nói với cuộc sống hãy làm giảm đi những nỗi đau trong tôi, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói rằng sự chịu đựng giúp tôi thoát khỏi những lo lắng vật chất và mang tôi đến gần cuộc sống hơn.

Tôi nói với cuộc sống hãy giúp tôi luôn chín chắn, nhưng cuộc sống từ chối. Cuộc sống nói với tôi rằng tôi phải biết tự trưởng thành, nhưng cuộc sống sẽ tô điểm thêm vào những năm tháng trong đời tôi với những lần vấp ngã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm sống.

Và khi tôi nói với cuộc sống rằng hãy giúp tôi có thể yêu một người nào đó nhiều như người đó đã yêu tôi, cuộc sống nói với tôi rằng cuối cùng tôi cũng hiểu ra vấn đề rằng cuộc sống không là một phép màu để cầu xin, cuộc sống là cơ hội để tôi được yêu thương và biết yêu thương.

Cuộc sống không cố ý muốn làm chúng ta e dè sợ hãi, mà chỉ muốn chúng ta hiểu và sống mà thôi.

Friday, June 18, 2010

"Điều đó rồi cũng qua đi".

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?".
Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi".
Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG BẬN TÂM

1. Đừng trút giận lên người khác : chấp nhận mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, không nên làm trầm trọng hóa vấn đề và trút nỗi bực dọc lên người khác, điều này chỉ khiến cho tình hình trầm trọng thêm và gia tăng sự bực mình ; thay vào đó, hãy dựa vào bạn bè để xua đi sự khó chịu và lấy lại vui vẻ.

2. Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ: chấp nhận sự đổ vỡ như một phần không thể thíếu của cuộc sống, không phải ai cũng lấy được người đầu tiên mình yêu, bạn có thể cũng không phải là một ngoại lệ. Thay vì bực tức, hãy nghĩ đến tương lai, làm một việc gì đó có ích cho bản thân, nỗi buồn sẽ trôi qua và bạn lại có một tình yêu mới.

3. Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói: nó giống như "Tôi biết rồi, anh im đi ! ", đây là một cách dập tắt hứng khởi của người đang nói và đào một hố sâu ngăn cách giữa hai người (ta hãy tưởng tượng khi mình định nói với ai một chuyện thì được ném vào mặt "Biết rồi !"). Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách vui vẻ vì người đó cũng đồng ý với mình hoặc cũng biết điều mình biết, và cùng nói với chuyện với họ về vấn đề chung này.

4. Kiểm tra lại những điều kì cục: "tôi có thể làm tất cả hài lòng", đó là một trong những điều kì cục. Cho dù ta có đối xử tốt với tất cả mọi người thì cũng không có nghĩa là mọi người đều sẽ đối xử tốt lại với ta ( hazeem: bạn là người ăn chay không có nghĩa là con bò sẽ không húc vào bạn ). Thay vào đó, hãy vui vẻ với những người đối xử tốt lại với ta và làm đẹp thêm tình bạn đó; chấp nhận những người dửng dưng với những hành động tốt của ta, xem đó không phải là đối tượng để kết bạn.

5. Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần: con người ai cũng không tránh khỏi những suy nghĩ dài vô tận, những lo âu về công việc, về bạn bè và cả về bản thân...nếu ta không biết dừng những suy nghĩ này lại thì bộ óc của ta sẽ quá tải và BOOM, ta sẽ bị stress, mọi chuyện sẽ càng rối tung lên. Thiền sẽ là một cách rất hay mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được để giảm tải cho bộ óc. Ngồi ở một nơi thật yên tĩnh, đừng suy nghĩ đến bất cứ một chuyện gì và hãy thở thật sâu, ta sẽ thấy dễ chịu và đỡ căng thẳng hơn. Cuộc sống sẽ trở nên thoải mái và đầy niềm vui.

6. Đừng trở thành người bới lông tìm vết: đây là điều dễ làm và dễ gặp nhất ở mỗi người, luôn tập trung vào những sai sót, khuyết điểm của người khác và của chính bản thân, cường điệu những sai sót này lên bằng cách chê bai và ca thán...Khi đó ta sẽ luôn cau có và khó chịu và có một niềm vui ảo tưởng khi tìm ra một điểm yếu của người khác. Thay vào đó, chấp nhận những khuyết điểm đó như một phần không thể thiếu của mỗi người, tập trung vào những điều tốt của họ cũng như của bản thân ta; nếu như đó là một người ta chưa tìm thấy điểm tốt hoặc (có thể) không có điểm tốt (đối với ta) thì đó hiển nhiên là người không phải để ta bận tâm.

7. Cẩn thận khi chọn chiến trường: ai cũng có những chiến trường của riêng mình, hãy suy nghĩ thật kĩ về tầm quan trọng của chiến trường trước khi chiến đấu, tránh những chiến trường không quan trọng có thể làm ta vừa tốn sức, vừa mất đi hòa khí. Tốt nhất là cho điểm theo thang điểm 10 cho từng chiến trường, nơi nào được chấm điểm từ 5 trở xuống thì không nên mắc kẹt vào. Điều này sẽ giúp ta tránh những căng thẳng trong cuộc sống và giải quyết công việc có hiệu quả hơn.

8. Chấp nhận lỗi lầm của mình: ta sẽ rất bực nếu một người bạn cứ chối trong khi lỗi của họ đã rõ. Đáng buồn, điều này xảy ra rất thường xuyên, con người có thể thấy lỗi lầm của người khác một cách dễ dàng nhưng ít khi chấp nhận lỗi lầm của mình. Khi ta không biết bơi thì đi học bơi, không thể ngồi nhà để người khác không biết điều đó. Nếu ta biết chấp nhận lỗi của mình, ta sẽ mau tiến bộ hơn và càng được mọi người yêu quý.

9. Vui vẻ vì người khác: bạn có thấy vui khi bạn của bạn gặp chuyện vui ? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng, bạn đã có một nguồn dinh dưỡng rất quý cho cuộc sống hạnh phúc của bản thân. Nếu ta biết vui với niềm vui của người khác, ta đã làm lợi cho chính bản thân, có thêm niềm vui và làm ấm thêm tình bạn, trên hết, ta đã góp phần vào một thế giới cùng vui vẻ.

10. Hỏi người thân của bạn một cách chân thành "Điểm yếu của tôi là gì ?": nghe những điểm yếu của ta từ miệng người khác không làm cho ta xấu hổ, vì có nói ra hay không thì họ cũng đã nhận ra điều đó, và bây giờ ta lắng nghe điều đó là có ích cho chính ta, một mặt biết được những ý kiến khách quan về bản thân để sửa đổi, mặt khác giúp cho người khác biết ta là một con người cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác, khiến cho tình bạn cũng như tình cảm được bền lâu.

11. Chấp nhận sự buồn tẻ : điều này có vẻ trái với xu hướng hiện đại, nhưng không, sự buồn tẻ ở đây có nghĩa là không máy vi tính, không điện thoại di động, không tivi, không trò chơi điện tử...những tiện nghi này có làm cho chúng ta hào hứng nhưng nếu quá phụ thuộc vào chúng sẽ dẫn đến chúng ta mất dần đời sống nội tâm, không biết làm gì nếu tách ra khỏi những thứ đó. Chấp nhận sự buồn tẻ không có nghĩa là dừng làm việc hoặc ngừng phấn đấu, mà là hài lòng với một khoảng trống và một chút tĩnh lặng.

12. Đừng để tâm trạng bực bội tác động đến mình: đây là điều rất quan trọng, khi xuống tinh thần, chúng ta dễ chán nản, kéo theo sự bực bội và những hành động thiếu suy nghĩ...điều này có thể tránh được khi ta bình tĩnh suy xét sự việc, tầm quan trọng của nó, mức độ nghiêm trọng và hướng giải quyết...Lúc này, kiên nhẫn chính là chìa khóa cho sự thành công.

Bài tập minh họa: ngồi một mình ở nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại:

- Thả lỏng người, nghĩ về một những chuyện tốt đẹp nhất bạn đã trải qua hoặc nghỉ về những con người bạn yêu mến nhất, thả mình vào những cảm giác vui vẻ đó và nở một nụ cười thật tươi.
- Nghĩ về những chuyện khó khăn nhất đã từng xảy ra đối với bạn, về những người mà bạn không thích, những sự bực bội họ đã gây ra đối với bạn, chìm vào những cảm xúc khó chịu này trong vài phút.

Bạn thấy sao ? Cũng là chính bản thân ta, cũng là nơi ấy, cũng là chưa có chuyện gì xảy ra, ta có thể hòa mình một cách thoải mái vào những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu với những ý nghĩ bực bội; tất cả phụ thuộc vào chính bản thân ta và cách ta nhìn nhận sự việc.

13. Cũng đừng để tâm trạng bực bội của người khác tác động lên mình: khi những người xung quanh ta xuống tinh thần, họ sẽ bộc lộ điều đó ra, chán nản, cái kỉnh, quát tháo...Ta dễ dàng bị cuốn theo những hành động của họ, cũng chán nản, quát tháo lại...Thay vào đó, nên hiểu và chấp nhận rằng ai cũng có lúc xuống tinh thần, có thể ta không thích cách họ làm nhưng chỉ cần hiểu điều này thì ta dễ cư xử hơn.

14. Chơi thể thao: có lẽ không cần nói nhiều ở lời khuyên này, ai cũng biết thể thao có nhiều ích lợi : cả thể chất lẫn tinh thần, có một thân hình đẹp và sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Rất tuyệt !!!

15. Viết ra giấy: viết ra suy nghĩ của mình một cách tự nhiên sẽ làm cho ta thấy dễ chịu hơn nhiều so với những suy nghĩ mông lung, lan man trong đầu, viết ra giúp ta khẳng định cảm giác của mình một cách rõ ràng, tránh được những hành động vội vàng thiếu suy nghĩ.

Bài tập minh họa: khi đứng trước một quyết định, hãy viết ra giấy, một cột viết lợi ích và một cột viết về cái hại, đối chiếu hai cái,bạn sẽ ra được một quyết định hợp lý, tránh tốn thời gian do dự, lưỡng lự.

16. Đừng chờ đợi cuộc sống dễ dàng hay không hề có rắc rối : bạn sẽ nói "Dĩ nhiên rồi !", nhưng không, điều đáng buồn là đa số chúng ta biết điều này nhưng không thực hiện được, ta bực khi chiếc máy vi tính bị hư (hoặc mạng TTVN gặp trục trặc), ta bực khi người khác cư xử khác với những gì ta muốn. Ta bận tâm bởi những chuyện nhỏ nhặt mà quên rằng chúng ta đã biết rõ những điều đó là hoàn toàn hợp lý. Dĩ nhiên, chấp nhận những khó khăn đó và bình tĩnh giải quyết sự việc vẫn tốt hơn là tốn thời gian ngồi bực.

17. Thể hiện lòng nhiệt tình: người nhiệt tình sẽ có cơ hội thành công lớn hơn người biết nghĩ nhưng không dám làm (dĩ nhiên). Có thể ta không giỏi nhưng chính sự nhiệt tình sẽ cuốn hút mọi người chú ý và giúp đỡ ta, sự nhiệt tình sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự nhiệt tình tạo nguồn cảm hứng và lòng hăng say trong công việc. Nói tóm lại, sự nhiệt tình đem đến thành công.

18. Tìm thấy thanh thản trong sự cho đi : không có cảm giác nào giống như cảm giác thoải mái khi ta vừa làm một việc gì tốt cho ai đó, cho dù người đó có cảm ơn ta hay không. Trở thành một người tốt, không dễ tí nào, nhưng sẽ rất vui, một niềm vui đặc biệt của sự cho đi, từ niềm vui này sẽ có thêm một niềm vui khác, niềm vui của người được ta giúp đỡ (niềm vui này bất cứ ai trong chúng ta đều đả từng trải qua). Tất cả cùng vui và chẳng ai vui, bạn chọn cái nào ?

19. Làm mới bản thân: làm mới bản thân sẽ giúp ta thêm thích thú trước công việc, tránh sự nhàm chán dễ gặp, nâng cao năng suất...blah..blah..blah...Mỗi ngày bỏ ra một thời gian nhất định để đọc một cuốn sách hay, sắp xếp lại nhà cửa hoặc nơi làm việc, làm những việc bạn ít khi làm hoặc chưa làm bao giờ...blah..blah...blah...Đúng vậy, có rất nhiều cách để làm mới bản thân, chọn cho mình một cách và bạn sẽ thấy rất hay.

20.Hãy chuẩn bị từ sớm : lại một lời khuyên kiểu ai-cũng-biết, nhưng, hầu hết, ai-cũng-không-làm. Nên nhớ lại những lần chúng ta vội vã làm một việc mà trước đó chúng ta có rất nhiều thời gian để làm. Những lý do thường được đưa ra là : "Tôi không có thời gian", "Tôi rất bận", "Tôi gặp một số khó khăn","Tôi rất...". Chúng ta nghĩ rằng mình là nạn nhân và chấp nhận điều đó để luôn luôn ở trong sự vội vàng, căng thẳng. Thay vào đó, hãy tự tin rằng mình có thể kiểm soát được thời gian của mình, bằng cách tạo ra một thời gian biểu hợp lý, ta chẳng cần phải tạo ra nhiều lý do để biện minh cho hành động của mình.

21. Tránh cái bẫy 90-10 :

VD minh họa 1 : nếu ta được một người đưa cho một tờ giấy trắng có một vết mực trên đó. Ta sẽ nghĩ gì nhỉ ? "Ồ, có một vết mực !", chính là ta đã hoàn toàn quên đi vết mực đó hoàn toàn nhỏ nhoi trong một tờ giấy phần ( rất rất ) lớn trắng tinh. Điều này có nghĩa gì ? Đó chính là quy luật 90-10, chúng ta thường chú trọng và quan tâm vào 10% tồi tệ và ít để ý đến 90% điều tốt đẹp kia, hoặc ít nhất để 10% điều tồi tệ ảnh hưởng đến suy nghĩ của ta.

VD minh họa 2 : nếu ta phải tiếp 10 người khách, 9 người nói chuyện rất vui và thú vị, còn một người cứ thích cãi nhau và làm ta bực bội. Thế là, nếu người khác hỏi ta về buổi tiếp khách, ta sẽ trả lời :" Không vui lắm, có một người cứ thích cãi lại và luôn làm tôi bực !!! ". Hiếm người sẽ trả lời :" Hôm đó thật tuyệt, hầu như mọi người đều nói chuyện rất vui và tôi thật sự thích thú !"

Nói tóm lại, ta sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thú vị hơn nếu ta chú ý vào những điều tốt đẹp và ít để tâm đến những chuyện nhỏ làm ta không vui.

22.Không bận tâm đến những việc thật sự nhỏ nhặt: cuộc sống đầy những rắc rối, nếu chúng ta không biết cách bỏ qua những rắc rối, những chuyện nhỏ nhặt đời thường, ta sẽ luôn bị ám ảnh bởi những khó khăn, luôn cảm thấy nặng nề, bị bao quanh bởi nhiều vấn đề có vẻ như thật to tát. Thay vào đó, nên bỏ đi thói quen quan trọng hóa vấn đề, biết chọn chiến trường , không nên bới lông tìm vết, thư giãn . Chúc bạn thành công !

23.Đừng giữ nỗi đau trong lòng: nhiều người nghĩ rằng :"Tôi không sao, tôi là một người mạnh mẽ, tôi có thể giải quyết được vấn đề, tôi không cần ai giúp đỡ cả", hoặc "Tôi không dám nói cho họ biết, họ sẽ không quan tâm, họ sẽ làm tôi mắc cỡ, họ sẽ chẳng giải quyết được gì" hoặc thậm chí có người cố giữ nỗi đau trong lòng và cứ chìm đắm trong những suy nghĩ buồn chán, tuyệt vọng. Thay vào đó, hãy nói cho bạn của ta biết khi ta gặp chuyện buồn, có thể ta sẽ cần giúp đỡ, có thể ta không cần, nhưng ít nhất ta cũng đã nói ra được những điều ta suy nghĩ, nói ra được sẽ giúp ta giảm đi nỗi buồn, và cũng là cơ hội để ta xem xét lại mức độ nghiêm trọng của nó, tránh chìm trong những suy nghĩ mông lung. Hoặc, ta có thể viết ra những suy nghĩ của mình, đây là phương pháp giảm đau khá nhanh chóng và hiệu quả cho những ai không có được người bạn đáng tin cậy hoặc những ai e thẹn chuyện nói ra. Khi viết ra, ta sẽ có thêm thời gian suy nghĩ và đủ chín chắn để nhìn nhận sự việc.

24.Đừng đánh giá thấp bản thân:

VD minh họa: người ta cho một con bọ gì đó , vào trong một cái hộp và đậy nắp lại; khi con bọ nhảy lên, nó luôn đụng phải cái hộp, luôn luôn. Sau đó, ta mở nắp hộp ra, ta thấy có thể dễ dàng thấy chú bọ này vẫn nhảy đến độ cao ngang bằng với cái nắp hộp, mặc dù lúc trước chú có thể dễ dàng nhảy cao hơn nhiều. Điều đáng buồn ở đây là chúng ta có nhiều người lâm vào trường hợp giống chú bọ ở trên: gặp phải khó khăn -> không giải quyết được khó khăn, khi điều này xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta sẽ nhụt chí, chán nản, không tin vào bản thân, tự đánh thấp mình -> cũng chính là hạ thấp khả năng thành công của bản thân.

Một điều ta không nhận ra : không giải quyết được vấn đề không phải là do ta không có năng lực, chính xác là do ta tiếp cận vấn đề chưa đúng cách, dẫn đến hành động thiếu chính xác. Điều này có thể sửa được khi ta có nhiều kinh nghiệm hơn, biết được nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề hơn.

Nói tóm lại, không có gì nguy hiểm bằng tự đánh giá thấp bản thân, qua đó, ta đã tước đi cơ hội thành công của chính mình. Thay vào đó, sự tự tin sẽ là bầu nhiệt huyết giúp ta đứng vững trước khó khăn và nhanh chóng tìm được hướng giải quyết.