Monday, April 25, 2011

Nhẫn


“Nhẫn nhịn là chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng.
Nhục là điều sỉ nhục, điều xấu hổ và làm tổn thương đến lòng tự ái”

Nhẫn gồm có ba bậc: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn, và Vô sanh Pháp nhẫn

Sanh nhẫn: hay còn gọi là hữu tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi với chúng sanh hữu tình, từ con vật nhỏ cho đến con người chúng ta.
Pháp nhẫn: hay còn gọi là phi tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi chúng sanh vô tình như cỏ cây, hoa lá, mưa nắng, nóng lạnh….
Vô sanh Pháp nhẫn: là đức nhẫn tự nhiên của bậc Bồ tát. Các ngài đã nhận chân được (của các Pháp) thật tánh, thật tướng ấy là duyên sanh tính hay vô ngã tính. Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan cho nên các Ngài không còn chấp mình, chấp người. Không còn oán một sinh mạng nào hay chấp một pháp thể nào cả.

Nhẫn gồm có 3 phần: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, và Ý nhẫn.

Thân nhẫn: khi thân đối diện với nghịch cảnh như : nắng mưa, nóng lạnh, đói khát hay bị đánh đập tra khảo làm đau đớn mà chịu đựng không chống cự là thân nhẫn.
Khẩu nhẫn: miệng không thốt ra những lời độc ác khi bị nhục mạ, mắng nhiếc là khẩu nhẫn.
Ý nhẫn: trong tâm không mang ý căm hờn, oán giận hay mưu hại trả thù kẻ hại mình là ý nhẫn.

“Bất đắc nhân hiếu sự tranh chấp, nhược đại sự nan nhẫn giả, diệc tu tâm bình khí hòa, dĩ lý luận biện, bất tất tử nhi khứ, động khí phát thô, tức phi hão tăng giả” “Không được nhân việc nhỏ mà tranh chấp, nếu việc lớn khó nhẫn phải giữ tâm ý bình tỉnh ôn hòa, dùng lý lẽ để thảo luận, bằng không từ từ mà đi. Động một chút mà thô tháo thì không phải là tăng sĩ tốt”

“Dầu tại bãi chiến trường
Thắng hàng ngàn quân giặc
Không bằng tự thắng mình
Ấy chiến công vô địch”
Dẫu biết Phật thường dạy như vậy nhưng để thực hiện tốt những điều đó quả thật là một câu hỏi lớn ^_^ .

No comments: